Nguyên nhân gian lận nhập khẩu tại các DNVN

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Thực tế cho thấy tình hình gian lận nhập khẩu tại Việt Nam ngày càng phổ biến với diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Nguyên nhân dẫn tới các hành vi gian lận này có thể kể đến bao gồm:

* Thứ nhất, do mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp

Tối đa hóa lợi nhuận với mức chi phí là thấp nhất luôn là mục tiêu hàng đầu của các DN khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh XNK. Muốn được lợi nhuận ở mức cao nhất, DN luôn phải tìm ra các phương án nhằm giảm thiểu các chi phí cần phải bỏ ra ở mức thấp nhất, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Đối với các DN hoạt động đúng theo pháp luật, để có thể đạt được mục tiêu họ sẽ áp dụng các biện pháp, chiến lược kinh doanh đúng đắn để tiết kiệm các chi phí quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm và bán hàng. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có những DN luôn tìm mọi chiêu trò, thủ đoạn phi pháp để có thể mang lại lợi ích cho mình, tăng sức cạnh tranh bằng cách trốn thuế, hưởng lợi từ các chính sách thương mại ưu đãi mà lẽ ra họ không được hưởng. Lợi nhuận từ việc thực hiện các hành vi gian lận đã làm mờ mắt nhiều nhà kinh doanh, góp phần làm thúc đẩy sự gia tăng thực trạng gian lận trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế đánh vào các hàng hóa nhập khẩu đang chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong NSNN dẫn đến số thuế mà các DN nhập khẩu phải nộp cho NSNN thường khá lớn. Điều này càng thúc đẩy các DN nhập khẩu tìm cách GLNK để có thể trốn thuế.

* Thứ hai, sự kiến tạo địa hình phức tạp khu vực biên giới

Địa hình lãnh thổ Việt Nam với nhiều núi cao hiểm trở, đường biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng khá dài như Trung Quốc, Lào, Campuchia có nhiều đường ngang lối tắt. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác

kiểm tra, kiểm soát và quản lý lưu thông hàng hóa đối với các cơ quan chức năng, tạo nhiều cơ hội cho buôn lậu và GLNK ngày càng gia tăng và phát triển mạnh mẽ hơn.

* Thứ ba, sự phối hợp thiếu đồng bộ và lỏng lẻo giữa các cơ quan quản lý

Công tác đấu tranh chống GLTM nói chung hay GLNK nói riêng tại Việt Nam đang tiến hành một cách thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm.

Việc phòng chống và đấu tranh các hành vi gian lận nhập khẩu không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của riêng cơ quan Hải quan, mà còn là trách nghiệm và nhiệm vụ của tất cả các bên liên quan khác. Nhiều trường hợp phát hiện ra các hành vi buôn lậu hay gian lận nhưng vì lực lượng ít, đơn lẻ, không huy động được lực lượng nên đã không thể ngăn chặn được. Hay cũng có một số trường hợp, vì bảo vệ lợi ích cho một bộ, ban, ngành mà cơ quan quản lý bộ, ban, ngành đó đã từ chối chia sẻ thông tin cần thiết nhằm phát hiện và xử lý các hành vi gian lận.

Chính vì thế, cần có một sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành với lực lượng Hải quan để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu phòng chống GLTM đã đề ra.

* Thứ tư, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, cụ thể, rõ ràng và còn nhiều kẽ hở

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo điều kiện cho các DN lợi dụng các kẽ hở của hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và còn nhiều vướng mắc hiện nay để đưa hàng hóa vào Việt Nam.

Nhiều quy định của Nhà nước mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể nên tạo ra nhiều kẽ hở cho các DN có thể lách luật cho những lô hàng phi pháp. Một số mặt hàng như bánh kẹo, đồ điện tử gia dụng,... chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định rõ buôn lậu với số lượng bao nhiêu, trị giá hàng nhập tới mức nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, một số văn bản lại có sự chồng chéo, không thống nhất hay có sự chênh lệch lớn về mức phạt đối với các hành vi vi phạm.

Cơ chế chính sách về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng ở nước ta còn tạo ra rất nhiều khe hở, tạo điều kiện cho các gian thương lợi dụng các thiếu sót trong XNK để khai giảm giá trị nhập khẩu, hưởng chênh lệch thuế nhằm thu lợi bất chính.

* Thứ năm, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của các cán bộ công chức

Một bộ phận cán bộ công chức năng lực còn kém, chưa được đào tạo một cách hệ thống, toàn diện về nghiệp vụ hay các thao tác trong quá trình điều tra và xử lý các hành vi gian lận. Công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ còn yếu kém và trì trệ. Một số cán bộ quản lý không có năng lực, không được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống. Đó là lý do khiến cho việc nắm bắt tình hình, phát hiện sai phạm, đấu tranh để ngặn chặn các hành vi gian lận còn gặp nhiều hạn chế, tạo ra nhiều khe hở cho các đối tượng hoạt động.

Không chỉ riêng trình độ chuyên môn chưa đủ mà phẩm chất đạo đức của một số đồng chí, cán bộ đang có dấu hiệu tha hóa, biến chất, vì tư lợi mà bất chấp làm trái các quy định về công tác quản lý kinh tế, dễ bị cám dỗ và mua chuộc,... Từ đó, góp phần tiếp tay cho các hành vi gian lận; gây tác động tiêu cực tới niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu và gian lận nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.

* Cuối cùng là công tác tuyên truyền về phòng chống gian lận nhập khẩu chưa được chú trọng

Công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong phòng chống GLNK trong các ngành, các cấp và trong nhân dân chưa thực sự được nâng cao. Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng của công tác đấu tranh, phòng chống GLNK còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các cư dân biên giới.

Nhiều địa phương, cơ quan nhà nước chưa đặt công tác chống GLNK lên đúng tầm, quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự chỉ đạo và giám sát một cách thường xuyên và quyết liệt. Việc tuyên truyền cũng mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh các hành vi vi phạm, chưa chú trọng biểu dương những việc làm tốt, chưa phát huy được vai trò giám sát, phát hiện và tố giác các hành vi gian lận. Các DN thì vẫn còn thơ ơ, không quan tâm tới việc bảo vệ sản phẩm, vị thế của mình trước sự cạnh

tranh không lành mạnh của các DN có hành vi GLNK, chưa chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Thị trường Nhập khẩu_____________________________ Kim ngạch (Tỷ USD) So với năm 2017 (%) Tỷ trọng (%) Châu Á_______ 190,04 9,14 80,29 - ASEAN 31,77___________ 12,23_________ 13,42 - Trung Quốc 65,44___________ 11,68__________ 27,65 - Hàn Quốc 47,50___________ 1,14__________ 20,07 - Nhật Bản 19,01___________ 11,98__________ 8,03 Châu Âu______ 17,81___________ 18,65_________ 7,53 - EU(28) 13,89___________ 13,95_________ 5,87 Châu Đại Dương________ 4,41 17,10 1,86 Châu Mỹ______ 20,33 26,66 8,59 - Hoa Kỳ 12,75___________ 36,42 5,39 Châu Phi______ 4,10____________ 1,14__________ 1,73 Tổng_________ 236,69__________ 11,12_________ 100,00 TÓM TẮT CHƯƠNG 1

GLNK có thể được hiểu là hành vi gian lận các luồng sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam bằng cách lợi dụng các sơ hở của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để trốn thuế nhằm mục đích thu lợi bất chính. GLNK hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp với những thủ đoạn, mánh khóe ngày càng tinh vi. Theo hệ thống pháp luật Việt Nam đã chỉ ra 73 hành vi được cho là GLTM trong lĩnh vực Hải quan.

Sự hấp dẫn đến từ các khoản lợi nhuận phi pháp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hành vi gian lận của các DN. Ngoài ra, với địa hình phức tạp khu vực tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những hành vi GLNK. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên ngành liên quan còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, cùng với một số đội ngũ cán bộ còn thiếu trình độ chuyên môn cũng như tha hóa trong phẩm chất đạo đức; hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn nhiều kẽ hở; thêm vào đó là công tác tuyên truyền phòng chống và đấu tranh GLNK ở nước ta chưa thực sự hiệu quả, đã gây ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm này. Thực trạng GLNK đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với quy mô rộng khắp cả nước đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, văn hóa xã hội cũng như an ninh chính trị quốc gia.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ TRUNG QUỐC TẠI CÁC DNVN

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w