Đối với các Bộ, Ban ngành khác có liên quan

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 92)

* Thắt chặt hệ thống các văn bản pháp luật

Việc xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý để góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống gian lận không chỉ là trách nhiệm của riêng Chính phủ và ngành hải quan mà cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành khác cùng nỗ lực để có thể hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng đã đề ra. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ban ngành trong việc kiến nghị, trao đổi, đề xuất hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với thực trạng thực tế hiện nay trong công tác đấu tranh chống gian lận. Đặc biệt trong bối cảnh gian lận xuất xứ đối với hàng Trung Quốc hiện nay.

Cụ thể, cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành để kiến nghị, trao đổi, kết nối thông tin cấp C/O giữa Bộ Công Thương, VCCI với cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra, đối chiếu nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ theo từng

lô hàng. Bên cạnh đó, yêu cầu các Bộ, ban ngành hoàn thiện cơ sở pháp lý như Bộ Khoa học Công nghệ sớm sửa Nghị định số 43/2017/NĐ - CP về ghi nhãn hàng hóa; Bộ Công Thương khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm về xuất xứ hàng hóa và sớm ban hành Thông tư quy định cụ thể về tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa có xuất xứ nước ngoài nói chung và xuất xứ Trung Quốc nói riêng lưu thông nội địa.

Ngoài ra, Bộ Tài Chính cũng cần siết chặt các quy định về các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, tránh trường hợp để lại kẽ hở để các doanh nghiệp có cơ hội lợi dụng để tiến hành những hành vi gian lận. Cụ thể là cần sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Xem xét khắc phục các khoảng trống pháp lý trong việc khai bổ sung tờ khai hải quan, hủy tờ khai hải quan. Bên cạnh đó, ban hành quy định bổ sung việc trích, lập Quỹ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để các lực lượng, các ngành chức năng chủ động trong quá trình hoạt động. Đồng thời, kết hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại chuyên trách đảm bảo việc thực thi đúng các quy định của pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu và GLTM đạt hiệu quả cao, tránh bỏ lọt tội phạm.

* Phối hợp chặt chẽ trong quy trình cấp phép và các thủ tục nhập khẩu hàng hóa; tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Bên cạnh việc thắt chặt hệ thống các văn bản pháp luật, việc phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ban ngành trong quy trình cấp phép và các thủ tục nhập khẩu hàng hóa; tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cũng cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống gian lận nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng cần chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, quản lý chặt chẽ một số đường mòn trọng điểm nhằm ngăn chặn tình trạng mang vác vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ

Việt Nam qua biên giới đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu; phối hợp với lực lượng Hải quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi gian lận nhập khẩu hàng hóa.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, lực lượng công an các cấp phối hợp với các lực lượng chức năng hải quan tăng cường công tác nắm bắt tình hình, điều tra, phát hiện, xử lý đối với những hành vi vi phạm mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục tăng cường rà soát việc chấp hành pháp luật của các doanh nhiệp, cá nhân kinh doanh liên quan tới hoạt động XNK; tăng cường công tác quản lý thương mại, thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu dùng để có thể kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm liên quan đến các qui định về hàng hóa mang xuất xứ Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu cần kiểm tra chặt chẽ hơn nữa trong việc cấp C/O theo các hiệp định thương mại tự do; cung cấp thông tin kịp thời về các hiện tượng bất thường, các dấu hiệu khả nghi, từ đó phối hợp với các lực lượng chức năng xác minh, kiểm tra, làm rõ các vụ việc để có thể xử lý kịp thời những hành vi gian lận xuất xứ trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào nội địa Việt Nam cũng như từ Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Lực lượng Quản lý Thị trường phải phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa nhằm ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hành vi gian lận qua giá.

Tổng cục Thuế cần rà soát trên hệ thống trực ban trực tuyến và các hệ thống công nghệ thông tin khác có liên quan để chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra trị giá đối với những mặt hàng, doanh nghiệp có khả năng rủi ro cao về trị giá. Tránh trường hợp bỏ sót các lô hàng có mức giá khai báo thấp, bất hợp lý nhưng không được tham vấn. Xử lý kịp thời trong đó tập trung chỉ đạo theo chuyên đề đối với những nhóm mặt hàng XNK có thuế suất cao, các nhóm mặt

hàng tiêu dùng nhập khẩu có kim ngạch lớn, tần suất nhập khẩu nhiều như: quần áo, túi xách, rượu, bia, đồ điện gia dụng,... Tăng cường rà soát sửa đổi, bổ sung một cách thường xuyên, liên tục các Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có rủi ro về giá kèm theo các mức giá tham chiếu phù hợp với sự biến động giá thực tế trên thị trường. Từ đó, lấy đó làm cơ sở đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo, xác định dấu hiệu nghi vấn ban đầu để tiến hành việc tham vấn trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc kiểm tra sau thông quan theo quy định. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện những sai sót về công tác kiểm tra trị giá tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Với tình hình gian lận nhậu khẩu hàng hóa từ Trung Quốc hiện nay, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống hành vi vi phạm là việc rất thiết thực, từ đó hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng mà Chính phủ đặt ra trong công tác chống gian lận thương mại đối với phía đối tác Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu hàng hóa số một của Việt Nam.

Ngành Hải quan được coi là lực lượng tiên phong trong công tác phòng, chống gian lận nhập khẩu nên cần phải quan tâm đến việc khắc phục những hạn chế vẫn còn tồn tại trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, trong hoạt động tổ chức cán bộ và các nghiệp vụ chuyên môn, cản trở việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành khác như Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế, Bộ Công Thương,... cũng cần phải đề ra những giải pháp mang tính vĩ mô nhằm tạo thuận lợi cho các lực lượng phòng, chống gian lận thực thi nhiệm vụ một các thuận lợi và hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh gian lận xuất xứ đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay.

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu khóa luận đã chỉ ra được GLNK đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc đang diễn ra một cách phổ biến hiện nay với nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp gây nhiều khó khăn, trở ngại cho lực lượng chống GLTM cũng như sản xuất trong nước. Nó đã và đang đem lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng không chỉ với nền kinh tế, sản xuất - tiêu dùng, văn hoá - xã hội mà có tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại, kinh doanh chân chính của các doanh nghiệp nội địa khác. Ngoài ra, tình trạng hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều, ảnh hưởng xấu tới hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam một khi bị nước bên thứ ba phát hiện gian lận và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại lên các nhóm mặt hàng của Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, Nghị định, Thông tư được ban hành nhằm thúc đẩy, hướng dẫn các bộ, ban ngành, đặc biệt là ngành hải quan trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm và đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong những năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế, các vụ vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng về cả quy mô lẫn hình thức gian lận ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, trong công tác đấu tranh chống gian lận còn bộc lộ nhiều hạn chế khách quan đòi hỏi Đảng và nhà nước các cấp bộ ngành cơ quan chức năng cần phải xem xét khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các giải pháp chống gian lận nhập khẩu sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Với những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường cùng với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, em đã thực hiện khóa luận của mình với đề tài: iiGian lận nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tại các doanh nghiệp Việt Nam - Một số tình huống nghiên cứu” với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ vào lý luận của cuộc đấu tranh chống gian lận nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc hiện nay, đưa ra một vài đề xuất nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại trong việc phòng, chống gian lận. Do kiến thức và năng lực còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và được toàn diện như mong muốn. Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách

1. PTS. Lê Thanh Bình (1996), Chống buôn lậu và gian lận thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học (2015) “Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tình hình mới” của Học viện cảnh sát Nhân dân và Cục điều tra chống buôn lậu (lưu hành nội bộ)

4. Học viện Ngân hàng (2018), giáo trình Chính sách và nghiệp vụ Hải quan

Luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học

5. Nguyễn Trọng Hùng (1996), “Gian lận thương mại và các giải pháp chống gian lận thương mại”, Luận án Thạc sĩ, Đại học Ngoại Thương Hà Nội

6. Nhóm nghiên cứu đề tài (2002) “Gian lận trong hoạt động thương mại quốc tế - Một số giải pháp phòng, chống trong thời gian tới”, Đề tài khoa học cấp bộ, Trường Đại học Thương mại

7. Trần Lê Phương Ly, “Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam ”, sinh viên K17, Khoa KDQT, Học viện Ngân hàng

Văn bản luật:

10. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 11. Luật Hình sự 2015

12. Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

13. Nghị định 124/2015/NĐ - CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 185/2013/NĐ - CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

14. Nghị định 99/2013/NĐ - CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

15 .Nghị định 43/2017/NĐ-CP hiệu lực từ 1/6/2017, về nhãn mác hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, thay thế Nghị định 89/2006/NĐ-CP. 16. Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

17. Thông tư 155/2016/TT - BTC (thay thế 190/2013/TT - BTC) quy định chi tiết thi hành việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

18 .Nghị định 43/2017/NĐ-CP hiệu lực từ 1/6/2017, về nhãn mác hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, thay thế Nghị định 89/2006/NĐ-CP. 19. Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

8. Luật Hải quan 2014 9. Luật Thương mại 2005

Quy định quốc tế

20. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) (1947) 21. Hiệp định thực hiện Điều 7 GATT (1994)

22. Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa toàn bộ thủ tục Hải quan (Công ước KYOTO) (1973)

Web

24. Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong hội nhập (2019), truy cập ngày 25/04/2020

https://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/yen-bai-tang-cuong-cong-tac-chong-buon- lau-gian-lan-thuong-mai-12750-16.html

25. Trí Dũng (2020), Hải quan Lạng Sơn: Siết chặt kiểm tra hàng hóa xuất nhập khảu, truy cập ngày 25/04/2020

http://baolangson.vn/kinh-te/cua-khau/266072-hai-quan-lang-son-siet-chat-kiem-tra-hang-hoa- xuat-nhap-khau.html

26. Việt Dũng (2019), Cao điểm về phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, truy cập

ngày 27/04/2020

https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-chong-buon-lau- hang-gia-gian-lan-thuong-mai-trong-hoi-nhap-14123-16.html

27. Sở Công Thương tỉnh Yên Bái (2018), Yên Bái tăng cường công tác chống buôn

lậu, gian lận thương mại, truy cập ngày 25/04/2020

http://dangcongsan.vn/quang-ninh-co-hoi-dau-tu-va-phat-trien-ben-vung/quang-ninh-vung-buoc- tuong-lai/quang-ninh-tang-cuong-cong-tac-chong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-528087.html 28. Xuân Dũng (2019), Quảng Ninh tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, truy cập ngày 23/04/2020

http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/cao-diem-ve-phong-chong-gian-lan-gia-mao-xuat-xu- 317137.html

29. Thanh Hiền (2020), Chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp:

Bảo vệ thị trường xuất, nhập khẩu, truy cập ngày 27/04/2020

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/956737/chong-gian-lan-xuat-xu-chuyen-tai-hang-hoa- bat-hop-phap-bao-ve-thi-truong-xuat-nhap-khau

30. Minh Phương (2019), Gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp, truy cập ngày 21/04/2020

31. Bảo Duy (2019), Khai báo sai mã số hàng hóa, gian lận 1,3 tỷ đồng tiền thuế, một doanh nghiệp bị phạt gần 260 triệu đồng, truy cập ngày 21/04/2020

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w