Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 83)

* Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành chỉ đạo tham mưu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật không thống nhất, đồng bộ, còn chồng chéo, mâu thuẫn để góp phần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến chống gian lận thương mại nói riêng. Đặc biệt, cần chú trọng trong việc siết chặt pháp

lý, ban hành, sửa đổi, bổ sung, quy định cụ thể, rõ ràng đối với các văn bản pháp luật liên quan tới tiêu chí xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, cụ thể là hàng hóa từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu sang nước thứ ba.

Đấu tranh chống gian lận thương mại, cụ thể là gian lận nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc muốn có kết quả tốt thì cần phải bắt đầu từ công tác phòng ngừa. Một mặt cần phải có lực lượng đủ mạnh và có những chính sách thích hợp để khuyến khích. Mặt khác, để công tác chống gian lận được hiệu quả hơn, về lâu dài vẫn phải được quy định cụ thể bằng các chính sách và hệ thống pháp luật. Vấn đề lập pháp, hệ thống các văn bản pháp quy cần được xây dựng một cách hoàn thiện, được sửa đổi, bổ sung, siết chặt tính pháp lý hơn nữa để luôn đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

Trước hết, phải tập trung hoàn chỉnh các hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động nhập khẩu và hoạt động hải quan bao gồm việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành các điều luật mới; điều chỉnh, sửa đổi các văn bản cũ không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Đặc biệt cần phải tập trung nghiên cứu chính sách thuế nhập khẩu hợp lý, không quá cao nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và lợi ích của thuế. Chính phủ và Bộ Tài Chính cần có biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật Thuế XNK, khắc phục những bất hợp lý về thuế nhập khẩu hiện nay, giảm bớt chênh lệch về thuế giữa các mặt hàng.

Hiện tại, chưa có bất kỳ một văn bản pháp quy nào quy định rõ ràng về khái niệm GLTM nói chung và GLNK nói riêng tại Việt Nam. Do tính chất phức tạp, gây nhiều hậu quả khôn lường cho quốc gia nên việc xác định chính xác tội danh gian lận thương mại hay gian lận nhập khẩu là điều hết sức cần thiết. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sự nhầm lẫn giữa hành vi GLTM với hành vi buôn lậu hay giữa hành vi GLTM với các hành vi chỉ có tính chất vi phạm hành chính khác. Từ đó, gây ra khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong việc xác định tội danh cũng như trong việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể, đối với hành vi khai sai số lượng, trọng lượng, tên hay mã số hàng hóa hoặc hàng hóa không có giấy tờ nhập khẩu hợp lệ khi đi qua biên giới thì cũng được coi là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa để có thể khởi tố theo Điều 188 của Bộ Luật Hình Sự 2015 hoặc cũng có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Do đó, việc xác định rõ ràng ranh giới về tội danh buôn lậu hay gian lận thương mại là vấn đề gây nhiều tranh cãi cần được giải quyết kịp thời.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần cân nhắc trong việc ban hành, sửa đổi nhằm tăng mức xử phạt trong các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gian lận. Đồng thời bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm về khai báo hải quan sẽ bị xử phạt hành chính trong thời gian tới để góp phần làm tăng tính răn đe đối với những hành vi gian lận.

* Giáo dục, tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân và công chức nhà nước về ý thức chống gian lận nhập khẩu đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc

Hiện nay, công tác phòng, chống gian lận thương mại vẫn chưa được xã hội đặc biệt coi trọng. Đa số người dân cho rằng đó là trách nhiệm, là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, chứ không mấy để tâm tới hoạt động này trong đời sống hàng ngày. Hơn nữa, vì hàng nhập từ Trung Quốc đưa vào nội địa tiêu thụ quá phong phú, đa dạng lại đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người tiêu dùng trong khi giá cả lại hợp lý đối với từng phân khúc khách hàng khác nhau nên đó cũng là nguyên nhân tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh tiêu dùng thực hiện hành vi gian dối để kiếm lợi nhuận “khủng”. Chính vì vậy, công tác giáo dục và tuyên truyền cần tập

trung cho người dân nhận thức được tác hại của các hoạt động GLTM là việc mang những hàng hóa không đóng thuế, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm duyệt vào thị trường Việt Nam sẽ không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Từ đó, người dân sẽ tích cực tham gia vào công tác đấu tranh chống hoạt động gian lận hơn, góp phần nâng cao tính hiệu quả của công tác.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật một cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như thông qua báo đài, mạng internet; chú trọng tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, kế hoạch hành động cụ thể của các cấp, các ngành về phòng chống gian lận nhằm nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh chống gian lận trong mọi tầng lớp nhân dân.

- Tăng cường triển khai các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền. Tổ chức kịp thời các Hội nghị cung cấp thông tin để các cơ quan truyền thông tiếp nhận và phản ánh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lương chống gian lận nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w