Đối với lực lượng Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 81)

3.3.1.1. Hải quan Việt Nam phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở

Đấu tranh phòng chống gian lận thương mại nói chung và gian lận nhập khẩu nói riêng là một trong những chức năng quan trọng của ngành Hải quan Việt Nam. Vì thế, đòi hỏi mọi cán bộ, nhân viên hải quan trong bất kỳ lĩnh vực công tác nào, ở bất kỳ địa phương nào cũng cần phải nắm vững các nghiệp vụ chuyên môn, có thái độ phục vụ tốt và coi đó là nhiệm vụ chính trị của mình.

Cơ quan Tổng cục, Cục điều tra chống buôn lậu là những cơ quan nghiệp vụ đầu ngành, có chuyên môn, có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục và trực tiếp tổ chức, chỉ đạo công tác đấu tranh, phòng chống gian lận. Do đó, Cục điều tra luôn phải nắm bắt kịp thời, chính xác diễn biến của tình hình hoạt động gian lận trên mọi mặt trận để tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục giúp Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách, giải pháp hiệu quả, cũng như chỉ đạo các ngành, các cấp tham gia chống gian lận trong từng thời kỳ, từng giai đoạn sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có mạng lưới thông tin chặt chẽ, thống nhất từ đơn vị cơ sở đến Cục hải quan các tỉnh, thành phố và về cơ quan Tổng cục, thông tin phải được đảm bảo chính xác, cập nhật một cách thường xuyên, liên tục.

3.3.1.2. Tăng cường kiểm tra sau thông quan

Thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ dẫn đến khối lượng hàng hóa tại các cửa khẩu quá nhiều, rất khó để có thể kiểm soát hết trong quá trình thông quan. Đặc biệt, thời gian kiểm tra trong quá trình thông quan bị rút ngắn để đảm bảo cho quá trình thông quan hàng hóa được diễn ra nhanh chóng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thể phát hiện và ngăn chặn các trường hợp cố ý gian lận tại các cửa khẩu. Đứng trước thực tế đó, ngành Hải quan cần phải tăng cường hiệu

lực công tác của mình bằng cách áp dụng những biện pháp nghiệp vụ kéo dài thời hiệu kiểm tra, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra, kiểm soát.

Các giải pháp được đưa ra để nâng cao hoạt động Kiểm tra sau thông quan: - Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục Hải quan về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, tập trung kiểm tra theo rủi ro và dấu hiệu vi phạm. Chú trọng kiểm tra các trường hợp doanh nghiệp có rủi ro gian lận cao, hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp và thực hiện xuất nhập khẩu ở nhiều địa phương khác nhau; kiểm tra làm mẫu các lĩnh vực, vấn đề nổi cộm trọng điểm để chỉ đạo, hướng dẫn Hải quan địa phương thực hiện.

- Hoạt động KTSTQ cần được tăng cường để đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan, định hướng tiền kiểm sang hậu kiểm.

- Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, theo từng loại hình, trên từng địa bàn. Sàng lọc, phân loại doanh nghiệp để đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch định hướng KTSTQ theo từng giai đoạn, tập trung vào những nhóm mặt hàng có nguy cơ rủi ro cao.

- Đẩy mạnh cải cách trong các hoạt động nghiệp vụ KTSTQ và nâng cao chất lượng KTSTQ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Tăng cường công tác quản lý nắm bắt tình hình hoạt động KTSTQ trên các địa bàn; thực hiện KTSTQ các lĩnh vực về trị giá, mã số, chính sách nhập khẩu và xuất xứ hàng nhập.

- Hàng tháng gửi kết quả công tác KTSTQ về Cục Thuế XNK để tổng hợp.

3.3.1.3. Tăng cường công tác quản lý rủi ro và hoàn thiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp, thông tin hàng hóa.

- Triển khai thực hiện Thông tư số 81/ 2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ

Tài Chính quy định quản lý rủi ro (QLRR) trong hoạt động nghiệp vụ hải quan trong toàn ngành và trong cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời ban hành và triển khai Quyết

- Đánh giá tổng thể toàn bộ hệ thống QLRR và tái thiết kế chương trình QLRR, phân luồng kiểm tra để nâng cao hiệu quả công tác QLRR nói chung và công tác phân luồng kiểm tra nói riêng.

- Thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc phân luồng, chuyển luồng và thực hiện kiểm tra tại các Chi cục Hải quan. Kịp thời phân tích thông tin, đánh giá, phân tích đối với các doanh nghiệp, nhóm mặt hàng trọng điểm, có rủi ro cao, trên các tuyến, địa bàn phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát theo quy định.

- Tăng cường thu thập, phân tích thông tin đối với nhóm mặt hàng nhập khẩu trọng điểm có nguy cơ gian lận xuất xứ.

3.3.1.4. Phoi hợp chặt chẽ giữa lực lượng hải quan với lực lượng chức năng trong

và ngoài ngành

* Phoi hợp giữa các lực lượng trong ngành

- Tăng cường phối hợp điều tra giữa cơ quan Hải quan các cấp. Việc phối hợp cung cấp thông tin về các hành vi gian lận; phối hợp trong điều tra, bắt giữ, xử lý giữa các đơn vị hải quan cần phải được đẩy mạnh; tránh tình trạng có đơn vị hải quan từ chối phối hợp, thậm chí gây khó khăn, cản trở các đơn vị khác điều tra, xác minh những vụ việc vi phạm.

- Tăng cường phối hợp giữa lực lượng KTSTQ với lực lượng KSHQ. Thực tế, trong công tác đấu tranh chống gian lận hiện nay, lực lượng KTSTQ còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh thông tin, tài liệu đối với một số vụ việc phức tạp. Do đó, lực lượng KTSTQ cần phối hợp với lực lượng KSHQ để nâng cao hiệu quả các công tác nghiệp vụ. Bên cạnh đó, hai lực lượng này cần tăng cường phối hợp trao đổi thông tin nghiệp vụ ở các cấp để phục vụ công tác QLRR cũng như đấu tranh chống gian lận thương mại.

* Phoi hợp giữa hải quan với các lực lượng chức năng khác

Ngành Hải quan cần phải chủ động phối hợp thực hiện cùng Bộ Quốc phòng, Cục Cảnh sát, cơ quan Quản lý thị trường,... nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh chống gian lận.

- Phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh chống gian lận trên từng tuyến, từng địa bàn; phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể trong khi phối hợp sử dụng lực lượng, phương tiện.

- Thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến tình hình gian lận hiện nay: tình hình bắt giữ, xử lý, các phương thức gian lận cần lưu ý, mặt hàng trọng điểm; dự báo, đánh giá xu hướng vi phạm dựa trên phân tích biến động của thị trường. Ngành hải quan cần thống kê cụ thể số vụ việc vi phạm theo từng hình thức gian lận, khu vực. Từ đó, có thể nắm bắt được các thủ đoạn, phương thức, khu vực gian lận mà các đối tượng hay sử dụng. Trên cơ sở đó sẽ giúp ngành hải quan có thể tập hợp, phân tích về tình hình gian lận một cách cụ thể nhất nhằm làm căn cứ để xây dựng những phương án phối hợp, phòng ngừa một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, ngành Hải quan cần làm tốt công tác phối hợp với ngành thuế trong các hoạt động thu thuế, chống gian lận thuế nhập khẩu và thường xuyên trao đổi thông tin về đối tượng nộp thuế để xây dựng hồ sơ doanh nghiệp phục vụ công tác phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật cũng như nghĩa vụ nộp thuế của các DN.

3.3.1.5. Nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho các cán bộ hải quan

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hải quan là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, linh hoạt trong khâu giải quyết các vấn đề, vụ việc theo quy định của pháp luật, đặc biệt góp phần tạo nên thắng lợi trong công tác phòng, chống gian lận nhập khẩu.

- Một là, cần đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hải quan. Chú trọng xây dựng và hoàn thiện cơ quan chuyên trách chăm lo và quản lý công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức.

- Hai là, xây dựng chính sách và kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo một cách khoa học trên cơ sở mục tiêu là cập nhật thông tin và những kiến thức chuyên môn mới tiên tiến, hiện đại, phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ.

- Ba là, thực hiện phối hợp, thống nhất, đồng bộ, thường xuyên giữa các bộ, ngành và địa phương nhằm hỗ trợ và hợp tác trong xây dựng đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hải quan. Đội ngũ đó cần được quan tâm về chế độ đãi ngộ, không ngừng được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, quản lý.

Ngoài ra, các đơn vị hải quan cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; tác phong, thái độ trong việc xử lý các vụ việc vi phạm. Dứt khoát loại bỏ những cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn kém, phẩm chất đạo đức bị tha hóa, biến chất, chạy theo lợi ích cá nhân mà làm trái với quy định của pháp luật, hướng tới mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức hải quan thật sự trong sạch, đạt được hiệu quả cao trong công việc.

3.3.1.6. Đề ra chế độ khen thưởng thích hợp

Cần đề ra một chế độ khen thưởng thích hợp nhằm khuyến khích các cán bộ có thành tích tốt khi tham gia vào công tác đấu tranh chống gian lận để họ tích cực hơn nữa hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả trong công tác ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi gian lận.

Để công tác đấu tranh chống gian lận đạt được những thành tích tích cực thì việc giải quyết vấn đề về các chế độ cho công chức làm công tác chống gian lận là việc cần thiết. Vì hiện nay chính sách tiền lương của Việt Nam còn nhiều chỗ bất hợp lý, gây ra sự bất bình đẳng giữ các bộ phận, cá nhân. Chế độ lương thấp dẫn đến một số cán bộ chưa cống hiến hết năng lực của bản thân, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Thậm chí, đây lại là lý do để các đối tượng có cơ hội giở trò, mua chuộc, bắt tay với cán bộ hải quan để thực hiện những hành vi gian lận. Vì vậy, để các cán bộ có thể cống hiến hết mình trong công tác đấu tranh chống gian lận thì cần có một chế độ khen thưởng, đãi ngộ cũng như chính sách về tiền lương hợp lý là điều mà ngành hải quan cần lưu tâm.

3.3.1.7. Tăng cường hợp tác quốc tế với hải quan các nước

Trong xu thế hội nhập về kinh tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia vào các hiệp định thương mại, song phương và đa phương, trong đó đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chúng ta có Hiệp định Thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc. Với những cam kết này, Việt Nam sẽ dần cắt giảm các loại thuế nhập khẩu xuống 0% và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan khác. Tuy nhiên, điều này đã tạo điều kiện để các hoạt động gian lận diễn ra ngày càng mạnh mẽ với những hình thứ tinh vi hơn.

Do vậy, để đấu tranh hiệu quả thì không những đòi hỏi các lực lượng chức năng trong nước phải phối hợp với nhau mà cần có sự phối hợp, cộng tác với các cơ quan thực thi pháp luật của các nước đối tác trong đấu tranh phòng, chống gian lận một cách hiệu quả.

* Đối với phía Trung Quốc, Hải quan Việt Nam cần:

- Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực như: công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận nhập khẩu tại các cửa khẩu về vi phạm hải quan về trị giá, tên, mã số, số lượng, chất lượng hàng hóa,...; thực thi kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ và ghi nhãn hàng hóa tại biên giới.

- Tăng cường phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; chia sẻ kinh nghiệm trong các vấn đề nghiệp vụ quản lý hải quan vì mục tiêu tạo thuận lợi trong hoạt động thương mại song phương, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

* Đối với hải quan các đối tác xuất khẩu khác của Việt Nam

Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là lượng hàng Trung Quốc được gắn mác “Made in Vietnam” xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh Châu Âu - EU để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng. Để có thể ngăn chặn được tình hình gian lận xuất xứ này, Hải quan Việt Nam cần phối hợp với Hải quan thế giới để có thể phân tích, đánh giá nhằm lập ra danh mục các nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ trọng điểm để từ đó có thể lên phương án đối phó kịp thời trước khi bị các lực lượng Hải quan nước bên thứ ba phát hiện, và rất

có thể mặt hàng đó của Việt Nam sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ quốc gia đó. Chính vì vậy, việc tăng cường, đẩy mạnh công tác phối hợp với hải quan các nước là vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ của Hải quan Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w