nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tại Việt Nam những năm qua
2.3.3.1. Một số tồn tại trong hoạt động đấu tranh chống gian lận nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tại Việt Nam
Bên cạnh những thành tích tích cực đã đạt được trong thời gian vừa qua, công tác đấu tranh, phòng chống gian lận nhập khẩu đối với hàng nhập từ Trung Quốc tại Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế.
Thứ nhất, việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa còn nhiều thiếu sót, các cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa chưa kiểm tra một cách đầy đủ, chi tiết lô hàng mà chỉ kiểm tra đại diện; xác định chưa đầy đủ thông tin, chưa chi tiết các yếu tố liên quan có ảnh hưởng tới giá trị hải quan dẫn đến việc không có đủ cơ sở để kiểm tra trị giá hải quan, gây khó khăn trong việc tham vấn giá.
Thứ hai, chưa thực sự đẩy mạnh và phát triển được công tác quản lý rủi ro của toàn ngành. Thông tin được Ban quản lý rủi ro thu thập, cập nhật vào hệ thống mới chỉ phục vụ cho công việc phân luồng tờ khai theo một bộ quy định sẵn, chưa có tác dụng nhiều trong phục vụ công tác kiểm soát của ngành.
Thứ ba, công tác kiểm tra đối với xuất xứ hàng hóa còn tồn tại một số vấn đề. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa mới chủ yếu là kiểm tra C/O đối với hàng nhập khẩu và phát hiện các lỗi về hình thức, nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ mà chưa thực hiện được việc kiểm tra xem lô hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ
theo Hiệp định thương mại tự do quy định. Quy định về ghi nhãn mác hàng hóa còn chồng chéo, chưa rõ ràng và cụ thể.
2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động đấu tranh chống gian lận nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tại Việt Nam
* Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, chính sách và các quy định còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Việc xây dựng pháp luật của Việt Nam hiện nay tuy được chú trọng nhưng vẫn trong tình trạng chưa hoàn thiện dẫn đến việc thực hiện thiếu cơ sở pháp lý và tạo ra nhiều khoảng trống mà các đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện hành vi gian lận. Nhiều quy định đã được ban hành từ lâu, nay không còn phù hợp vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời để có thể phù hợp với thực tiễn hiện nay. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống gian lận thương mại do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chưa thống nhất, nhiều văn bản còn mâu thuẫn, có sự chồng chéo nhau, gây khó khăn trong việc thi hành pháp luật như không biết vi phạm này thuộc chức năng, nhiệm vụ của ai và áp dụng mức xử phạt nào. Bên cạnh đó, việc ban hành các Thông tư, Nghị định chưa thực sự lường trước tất cả những khả năng ngoại lệ có thể xảy ra nên đã vô tình tạo ra kẽ hở trong chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận. Điển hình là chính sách cho phép doanh nghiệp khai bổ sung hải quan được quy định tại Thông tư 38/2015/TT - BTC.
- Việc cải cách thủ tục hành chính trong việc khai báo hải quan nói chung có tiến bộ trong thời gian gần đây song cơ sở vật chất cũng như các phần mềm chưa tương xứng với thay đổi thủ tục hải quan nên dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng để gian lận. Điển hình như việc gian lận thông qua ngoài giờ hành chính (trong khi hệ thống khai báo điện tử hoạt động 24/24), hay việc hủy dữ liệu tờ khai khi hệ thống phân luồng đỏ.
- Việc áp dụng khai báo hải quan điện tử và áp dụng QLRR trong việc phân luồng cho hàng hóa vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc phân luồng để thực hiện gian lận, đặc biệt là đối với các tờ khai được phân luồng xanh. Cũng chính vì những chế độ ưu tiên đối với những
doanh nghiệp được cho là “sạch” trong kinh doanh đã góp phần tạo điều kiện cho các hành vi gian lận như khai sai thông tin thực tế hàng hóa để trốn thuế nhập khẩu ngày càng gia tăng.
- Thuế suất áp lên đối với một số mặt hàng nhập khẩu tại Việt Nam khá cao như: ô tô, xe máy, các linh kiện điện tử,... đã tạo ra khoảng chênh lệch lớn giữa hàng không chịu thuế và hàng chịu thuế. Trong khi doanh nghiệp luôn đặt lợi nhuận của mình lên hàng đầu nên họ sẽ tìm mọi kẽ hở của pháp luật để “lách” thậm chí là vi phạm pháp luật để có thể đạt được những khoản chênh lệch đó.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các đơn vị chưa chú trọng tới việc kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu là do quy trình kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định hàm lượng xuất xứ đòi hỏi nhiều kiến thức về ngành hàng, thị trường cũng như quy trình sản xuất,... Việc điều tra tại nước cấp C/O hay tại các cơ sở sản xuất rất phức tạp, cần tập trung nguồn lực và tốn kinh phí nên dẫn đến việc triển khai công tác kiểm tra gặp không ít những khó khăn.
* Nguyên nhân chủ quan
- Việc nắm bắt, thu thập, phân tích thông tin của lực lượng cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Từ đó, dẫn đến tình trạng tiếp nhận thông tin còn thụ động, không có tính xác thực cao và dễ bị các đối tượng qua mặt.
- Chưa có sự phối, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan chuyên ngành. Việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng như lực lượng quản lý thị trường, hải quan, cảnh sát kinh tế, bộ đội biên phòng địa bàn biên giới các tỉnh phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, tạo ra nhiều kẽ hở cho các đối tượng thực hiện hành vi gian lận. Đặc biệt, trong quan niệm của mọi người, phòng chống GLNK là nhiệm vụ của CQHQ. Do vậy việc điều tra và nắm bắt tình hình chưa được chắc chắn và kịp thời.
- Một số cán bộ, nhân viên năng lực còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa kiên quyết và xử lý triệt để khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức có biểu hiện tha hóa đạo đức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
GLNK ở Việt Nam đang diễn ra với nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, có quy mô lớn và có sự tham gia của nhiều đối tượng trong và ngoài nước. Chính vì vậy, để có thể phát hiện và xử lý được các vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Các cơ quan chức năng nói chung và CQHQ nói riêng cần nắm chắc và thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các quy định quốc tế về chống GLTM. Đặc biệt, chiến tranh thương mại leo thang giữa hai ông lớn Mỹ - Trung đã dấy lên trong dư luận nhiều điểm nóng về gian lận xuất xứ hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam để tiêu thụ trong nước, thậm chí hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.
Các vụ gian lận bị phát hiện trong ba năm trở lại đây chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Mức độ nghiêm trọng cũng như quy mô hàng hóa gian lận ngày càng tăng, gây thất thoát một lượng lớn NSNN. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với việc triển khai tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống gian lận nhập khẩu, gian lận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Cơ quan Hải quan cũng đã thu được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận. Bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn nhiều tồn tại trong hoạt động đấu tranh, phòng chống gian lận nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do còn nhiều mặt hạn chế trong chính sách, văn bản pháp luật; cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng, một số cán bộ còn yếu kém, có biểu hiện tha hóa đạo đức,...
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG CHỐNG GIAN LẬN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ TRUNG QUỐC