Tài Thắng
a. Nội dung vụ việc
Trong năm 2016, Công ty TNHH Tài Thắng, nhập khẩu lô hàng gồm 266 chiếc xe gắn máy có xuất xứ Trung Quốc, đơn giá mà công ty này khai báo với cơ quan hải quan là 585 USD/chiếc. Tuy nhiên, phát hiện có sự chưa hợp lý về giá trong khai báo của công ty này, Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn đã chuyển toàn bộ hồ sơ của lô hàng này cho Phòng trị giá tính thuế - Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh để tiến hành tham vấn giá đối với xe gắn máy nhập khẩu. Qua tham vấn, Công ty TNHH Tài Thắng đã không đưa ra được các hồ sơ, chứng cứ chứng minh cho giá mua thực tế mà công ty đã khai báo trước đó. Trong khi đó, Cơ quan Hải quan đã đưa ra được các chứng cứ cho thấy giá xe gắn máy tương tự với loại mà công ty này nhập có giá cao hơn rất nhiều. Vì vậy, Phòng trị giá tính thuế đã bác bỏ trị giá giao dịch của công ty này và áp mức giá 650 USD/chiếc. Lô hàng xe gắn máy của công ty nhập khẩu có mã số 8711099 với thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 45% và thuế GTGT là 10%. Vì vậy, số thuế của lô hàng sau khi được áp giá theo quy định đã tăng lên gần 350 triệu đồng.
b. Cơ sở pháp lý kết luận gian lận
Đối với hành vi khai sai giá trị tính thuế nhập khẩu, Công ty TNHH Tài Thắng không những phải nộp đủ số thuế phải nộp sau khi bị Hải quan áp giá theo quy định mà còn phải nộp phạt theo quy định xử phạt hành chính. Theo Khoản 2a, Điều 8 của
Nghị định 45/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan, công ty sẽ bị phạt tiền 20% số tiền thuế khai thiếu đối với hành vi khai sai trị giá hàng nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan.
c. Thiệt hại đối với NSNN, xã hội
Trong bối cảnh thuế nhập khẩu đang chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách nhà nước thì thực trạng các doanh nghiệp tìm mọi cách để gian lận thuế ngày càng gia tăng, trong đó không thể không kể tới hành vi gian lận nhập khẩu thông qua trị giá tính thuế. Gian lận nhập khẩu thông qua trị giá tính thuế là hành vi mà các DN khai báo không chính xác với trị giá thực tế của lô hàng nhập khẩu để được hưởng những lợi ích bất chính.
Các chủ hàng thường khai thấp giá trị hàng hóa xuống để tránh được phần lớn thuế nhập khẩu. Gian lận qua giá hiện nay không chỉ xảy ra đối với các mặt hàng có giá trị cao mà ngay cả những mặt hàng có giá trị thấp như quần áo, giày dép,... cũng được doanh nghiệp kê khai giảm giá trị nhằm giảm số thuế phải nộp. Thậm chí, hiện nay còn có các doanh nghiệp chấp nhận khai báo tăng trị giá nhập khẩu đối với những lô hàng có thuế suất cao để có thể làm tăng chi phí đầu vào như một cách hợp thức hóa làm cho lợi nhuận giảm. Từ đó, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ giảm, nhưng thực chất họ vẫn được hưởng lợi khi tăng trị giá tính thuế của lô hàng đó. Cụ thể, đối với công ty Tài Thắng, họ đã khai giảm 65 USD trên một đơn vị xe gắn máy nhập khẩu, gây thất thu NSNN tới gần 350 triệu đồng. Ngoài ra, nếu hành vi gian lận này không được phát hiện kịp thời, hàng hóa được đưa vào nội địa tiêu thụ sẽ có giá cạnh tranh cao đối với hàng trong nội địa, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
d. Xử lý của cơ quan Hải quan
Căn cứ theo khoản 2a, Điều 8 của Nghị định 45/2016/NĐ-CP, công ty TNHH Tài Thắng ngoài việc phải nộp đủ số thuế còn thiếu gần 350 triệu đồng thì còn phải nộp phạt với số tiền lên tới gần 69 triệu đồng cho lô hàng trên.
2.2.5. Gian lận bằng cách lợi dụng thủ tục hải quan điện tử đối với mặt hàng giấy bóng mờ dùng để bao trái cây non của Công ty TNHH Một thành viên Nhựa Tài Phú và đối với mặt hàng gạch lát sàn không tráng men của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu S.V
Hiện nay, gian lận thương mại diễn ra dưới hình thức lợi dụng các chính sách thông
thoáng về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu đang diễn ra rất phổ biến.
Việc áp dụng phần mềm khai báo hải quan tự động VNACCS đã cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm được rất nhiều thủ tục hải quan so với trước kia. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc khai báo cho hàng hóa nhập khẩu của mình ở bất cứ
đâu, bất
cứ lúc nào chỉ với máy tính có cài đặt phần mềm VNACCS và chữ ký số mà doanh nghiệp
đã đăng ký. Việc tiếp nhận, kiểm tra, cấp số, phân luồng tờ khai, quyết đỉnh thông quan
hàng hóa cũng diễn ra hoàn toàn tự động. Thời gian tiếp nhận, xử lý phản hồi thông tin
khai báo từ đó cũng được diễn ra nhanh chóng.
Ngoài ra, với quy định doanh nghiệp “sạch” trong vòng hai năm, tức là hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu không thuộc hàng cấm và có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế sẽ được phân vào luồng xanh (miễn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa). Nếu hàng hóa bị phân luồng vàng thì doanh nghiệp sẽ bị hải quan kiểm tra hồ sơ của lô hàng, còn nếu phân vào luồng đỏ thì không chỉ bị kiểm tra hồ sơ mà doanh nghiệp sẽ bị cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng đó. Chính vì thế, rất nhiều doanh nghiệp cố gắng thực hiện tốt mọi quy định pháp luật hải quan trong hai năm để có thể được phân luồng xanh.
Với hệ thống thông quan điện tử hiện nay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đoán trước được tình hình phân luồng cho lô hàng nhập khẩu của mình. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã lợi dụng sự sơ hở này để tiến hành các hành vi gian lận của mình bằng cách cố tình khai sai tên hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa, trường hợp may mắn được phân vào luồng xanh thì được thông quan thẳng, nếu bị kiểm tra thực tế (luồng đỏ) hoặc có sự phối hợp của các lực lượng chức năng khác (như cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường...) thì DN sẽ đối phó bằng cách xin sửa chữa, khai bổ sung tờ khai cho phù hợp với các chứng từ thật. Thậm chí, khi bị phát hiện, nhiều DN sẽ xin hủy tờ khai, sau đó khai lại tờ khai khác. Bên cạnh đó, một số
DN đã lợi dụng TTHQĐT để khai sai mã số hàng hóa dẫn đến giảm số thuế phải nộp cũng diễn ra phổ biến.
*Lợi dụng luồng xanh để khai sai mã số hàng đối với mặt hàng giấy bóng mờ dùng để bao trái cây non của Công ty TNHHMột thành viên Nhựa Tài Phú
a. Nội dung vụ việc
Ngày 28/8/2019, qua công tác thu thập thông tin vi phạm đối với tờ khai luồng xanh, Đội Giám sát và Kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I đã phát hiện có dấu hiệu nghi vấn khai sai mã số hàng hóa đối với lô hàng nhập khẩu của công ty TNHH Một thành viên Nhựa Tài Phú. Theo như khai báo, hàng hóa công ty khai báo trên tờ khai là giấy bóng mờ, dùng để bao trái cây non, hàng mới 100% PAPER BAG, xuất xứ Đài Loan, có thuế suất nhập khẩu ưu đãi là 5%, thuế GTGT 10%. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế lô hàng cho thấy hàng nhập khẩu không đúng như công ty đã khai mà là túi bao trái cây non ngoài trời bằng giấy, mới 100%, xuất xứ Đài Loan, có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 20% và thuế GTGT 10%.
b. Cơ sở pháp lý hành vi gian lận
Với hành vi lợi dụng luồng xanh để khai sai mã số hàng hóa dẫn đến việc nộp thiếu số thuế phải nộp cho NSNN, theo theo khoản 2a, Điều 8 của Nghị định 45/2016/NĐ - CP, công ty TNHH Một thành viên Nhựa Tài Phú sẽ bị phạt 20% số tiền thuế còn thiếu.
c. Thiệt hại đối với NSNN
Lô hàng trên của công ty TNHH Tài Phú sau khi bị các cơ quan hải quan phát hiện thì có số thuế tăng lên gây thất thu cho NSNN gần 160 triệu đồng.
d. Xử lý vi phạm của cơ quan hải quan
Theo quy định, công ty TNHH Một thành viên Nhựa Tài Phú ngoài phải nộp đủ số tiền thuế còn thiếu là gần 160 triệu đồng ra thì sẽ bị phạt 20% số tiền thuế còn thiếu, tương đương với gần 32 triệu đồng.
Ngoài lô hàng trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I cũng đã chuyển thông tin thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với trên 20 tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa tương tự của doanh nghiệp này trong thời gian trước đó.
*Lợi dụng chế độ khai bổ sung hải quan để thực hiện hành vi gian lận nhập khẩu đối với mặt hàng gạch lát sàn không tráng men của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu S. V
Ngoài những hành vi lợi dụng việc phân luồng tự động, các DN còn có một số thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Đặc biệt, từ tháng 4/2015, Thông tư 38/2015/TT - BTC của Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được khai bổ sung trên tờ khai hải quan. Khoản 4, Điều 29 Luật hải quan có quy định rõ về việc khai bổ sung như sau:
“Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan đươc thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp:
a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan”.
Đây được xem như một trong những giải pháp hỗ trợ các DN trong việc khai báo hải quan, nhưng quy định này đã bị một số DN lợi dụng để thực hiện mục đích gian lận thuế.
a. Nội dung vụ việc
Năm 2016, lô hàng nhập khẩu gạch lát sàn không tráng men của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu S.V (có địa chỉ tại Quận 2, TP.HCM) bị phân luồng vàng và phải kiểm tra hồ sơ. Theo tờ khai đang ký nhập khẩu, công ty khai báo nhập khẩu gần 8.500m2 gạch lát sàn không tráng men, có mã số hàng hóa 69072121, thuế nhập khẩu ưu đãi 45%, thuế GTGT 10% và trị giá lô hàng khoảng 25.000 USD. Sau khi Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực I tiến hành kiểm tra hồ sơ, thấy có dấu hiệu nghi vấn nên chuyển luồng kiểm tra. Khi bị phát hiện, doanh nghiệp này đã vội vàng tiến hành sửa tờ khai, điều chỉnh khai báo số lượng gạch nhập khẩu
tăng lên hơn 15.500m2 đúng với lượng hàng thực tế nhập khẩu, gần gấp đôi so với số lượng đã khai ban đầu.
b. Cơ sở pháp lý kết luận hành vi gian lận
Khi vừa bị chuyển luồng kiểm tra, doang nghiệp đã có sẵn một bộ hợp đồng khác ghi cùng ngày, cùng số, cùng nội dung nhưng khác về số lượng hàng hóa. Tức là DN đã chuẩn bị sẵn 2 bộ hợp đồng để đối phó, nếu bị hải quan phát hiện thì khai bổ sung nâng số lượng hàng nhập khẩu đúng với thực tế. Tất nhiên, lời giải trình của DN này được chấp nhận, sở dĩ có 2 hợp đồng ngoại thương cho cùng 1 lô hàng nhập khẩu là do ban đầu DN ký hợp đồng với đối tác đầu xuất để đặt mua với số lượng chỉ gần 8.500m2, nhưng sau đó do có nhu cầu tăng thêm nên đã yêu cầu đối tác sửa hợp đồng, nâng số hàng lên hơn 15.500m2. Khi chuẩn bị hồ sơ để nhận hàng, nhân viên công ty đã nhầm lẫn không hủy hợp đồng ban đầu nên đã xuất trình bộ hồ sơ ban đầu đó để khai báo hải quan. Vì vậy, với việc “nhầm lẫn” này đã giúp DN có thể thoát trên 310 triệu đồng tiền thuế và không bị xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, có thể thấy các DN đã lợi dụng chính sách thông thoáng về việc khai bổ sung để thực hiện hành vi gian lận của mình, gây thất thu NSNN là rất lớn nếu như các cơ quan hải quan không kịp thời phát hiện. Chính sách đưa ra nhằm hỗ trợ các DN thế nhưng lại để lại lỗ hổng để DN có thể lợi dụng để làm ăn phi pháp. Đây cũng là một trong những vấn đề mà các bộ, ban ngành cần lưu tâm trong việc quyết định thông quan hàng hóa.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG GIAN LẬN NHẬP KHẨU TẠI
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.3.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh chống gian lận nhập khẩu
2.3.1.1. Các quy định quốc tế về chống gian lận nhập khẩu * Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
Đây là một trong những hiệp định quốc tế quan trọng hàng đầu liên quan đến TMQT, thuế quan và lĩnh vực hải quan. GATT được ký kết lần đầu vào ngày 30 tháng 10 năm 1947 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948. Các nước tuân thủ theo Hiệp định này đã thỏa thuận về “Trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu
theo mục đích hải quan” và ghi nhận trong Điều 7 của Hiệp định những quy tắc về trị giá Hải quan như sau:
“ Trị giá hàng nhập khẩu phải được căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa; là mức giá mà với mức giá đó hoặc hàng hóa tương tự có thể bán trong chu kỳ kinh doanh bình thường với điều kiện cạnh tranh lành mạnh, không có sự thông đồng giữa người mua, người bán để lập chứng từ giả làm sai lệch giá thực của hàng hóa nhập khẩu ”.
Để cụ thể hóa Điều 7, Hiệp định GATT phù hợp với mục đích hải quan, ngày 12/4/1979, các nước thành viên đã ký Hiệp định thực hiện Điều 7 GATT thống nhất về phương pháp xác định trị giá hàng nhập khẩu theo mục đích hải quan. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1981. Đến năm 1994, Hiệp định này được sửa đổi thành Hiệp định thực hiện Điều 7 GATT, gồm 4 phần 24 điều.
Gian lận nhập khẩu, đặc biệt là gian lận qua trị giá hải quan luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành hải quan. Trong quá trình thực hiện Điều 7 Hiệp định GATT (1994), một số phương thức gian lận trị giá phổ biến trên thế giới được phát hiện như: khai báo giá trị cao hơn thực tế; mô tả sai hàng hóa trên hóa đơn, chứng từ; khai báo sai nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Mục đích chủ yếu của hành vi gian lận là do các đối tượng muốn thu lợi riêng cho mình, không muốn thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, nên họ thường sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn để:
- Trốn tránh các khoản thuế và lệ phí nhập khẩu
- Nhập những mặt hàng đang bị cấm hoặc hạn chế nhập
- Kê khai sai nguồn gốc xuất xứ để kiếm lời hay trốn tránh các chính sách thương mại đặc biệt
- Trốn tránh các khoản thuế nội địa
Ngoài ra, Điều 8 của Hiệp định còn quy định về cơ chế hợp tác giữa các cơ quan quản lý biên giới tại một quốc gia thành viên cũng như cơ chế hợp tác giữa các cơ quan quản lý biên giới giữa hai quốc gia có chung đường biên giới. Cụ thể, các
cơ quan phải tăng cường phối hợp, kiểm tra chung, hài hòa các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thông quan hàng hóa.
* Các công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa toàn bộ thủ tục hải quan (Công ước KYOTO)
Công ước này được soạn thảo tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 18/5/1973 và được chấp nhận tại kỳ họp 41/42 của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới (nay được gọi