hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp với những thủ đoạn, mánh khóe ngày càng tinh vi. Theo hệ thống pháp luật Việt Nam đã chỉ ra 73 hành vi được cho là GLTM trong lĩnh vực Hải quan.
Sự hấp dẫn đến từ các khoản lợi nhuận phi pháp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hành vi gian lận của các DN. Ngoài ra, với địa hình phức tạp khu vực tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những hành vi GLNK. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên ngành liên quan còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, cùng với một số đội ngũ cán bộ còn thiếu trình độ chuyên môn cũng như tha hóa trong phẩm chất đạo đức; hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn nhiều kẽ hở; thêm vào đó là công tác tuyên truyền phòng chống và đấu tranh GLNK ở nước ta chưa thực sự hiệu quả, đã gây ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm này. Thực trạng GLNK đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với quy mô rộng khắp cả nước đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, văn hóa xã hội cũng như an ninh chính trị quốc gia.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ TRUNG QUỐC TẠI CÁC DNVN
2.1. TÌNH HÌNH GIAN LẬN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI
DNVN
2.1.1. Tình hình nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Viẹt Nam những nămqua qua
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 3 năm trở lại đây do Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương phối hợp với Báo Công Thương, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt đọng giao thương với Việt Nam. Cụ thể, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và năm 2018 vào ngày 15/1/2019, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia này là hơn 65 tỷ USD tăng 11,68% so với năm 2017 và chiếm tỷ trọng 27,65% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2018.
Bảng 2.1. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và một số khu vực, thị trường năm 2018
(Tỷ USD) 2018 (%) trọng Châu Á______ 202,90__________ 6,6____________ 80,2_________ - ASEAN 32,09___________ 0,9____________ 12,7_________ - Trung Quốc 75,45___________ 15,2___________ 29,8_________ - Nhật Bản 19,53___________ 2,5____________ 7,7__________ - Hàn Quốc 46,93___________ -1,4___________ 18,5_________ Châu Âu_____ 18,63___________ 4,9____________ 7,4__________ - EU(28) 14,91___________ 7,4____________ 5,9__________ Châu Đại Dương________ 5,14 16,4 2,0 Châu Mỹ 22,46 10,6 8,9 - Hoa Kỳ_____ 14,37___________ 12,7___________ 5,7__________ Châu Phi_____ 3,95____________ -3,7___________ 1,6__________ Tổng________ 253,07__________ 6,8____________ 100,0________
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
ASEAN ■ Trung Quốc Hàn Quốc
Nhật Bán ■ Các nước Châu Á ■ Châu Âu
c ò
■ Châu Đại Dương HChau Mỹ ■ Châu Phi
Hình 2.1. Tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu của một số khu vực, thị trường tại Việt Nam năm 2018
Còn theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu trong tháng 12 và năm 2019 vào ngày 31/01/2020, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc là 75,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 29,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2019.
Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và một số khu vực, thị trường năm 2019
Nguyên phụ liệu dệt may
__________da, giày_________ 11.52 9,4
Sản phẩm từ nhựa 3,99 25,1
Điện thoại và linh phụ kiện _________7,58_________ _________-12_________ Máy tính và linh kiện điện
____________tử___________ 12,11 47,2 Máy móc, thiết bị, phụ tùng 14,9 28 Hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất 3,23 8,8
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Hình 2.2. Tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu của một số khu vực, thị trường tại Việt Nam năm 2019
Trong đó, một số ngành hàng như máy móc, thiết bị; máy tính, linh kiện điện tử; nguyên phụ liệu may mặc, da, giày; các sản phẩm từ nhựa; hóa chất,... phần lớn được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Cụ thể, trong năm 2019, mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng có kim ngạch nhập khẩu 14,9 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2018; máy tính và linh kiện điện tử là 12,11%, tăng tới 47,2%; nguyên phụ liệu ngành may mặc là 11,52 tỷ USD, tăng 9,4%; các sản phẩm từ nhựa là 3,99%, tăng 25,1%; hàng hóa chất đạt 3,23 tỷ USD, tăng 8,8%. Duy nhất có mặt hàng điện thoại và linh phụ kiện giảm 12% so với năm 2018, tương đương với 7,58 tỷ USD.
Bảng 2.3. Kim ngạch NK một số mặt hàng của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc năm 2019
Từ các bảng số liệu trên, có thể thấy Trung Quốc liên tiếp là thị trường chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu và là thị trường nhập khẩu số một đối với một số mặt hàng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là nguyên nhân chính góp phần làm cho tình trạng gian lận hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc diễn ra ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Đặc biệt, khi Hiệp định thương mại ASEAN - Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ năm 2019, một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu được hưởng mức ưu đãi về thuế (cơ bản giảm về mức 0%). Lợi dụng chính sách về ưu đãi thuế quan này, một số DNVN đã lách luật để trốn thuế, thực hiện hành vi gian lận hoặc thậm chí nhập lậu hàng hóa tại khu biên giới Việt - Trung.