TRANH CHỐNG GIAN LẬN NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TỪ TRUNG QUỐC
* Mục tiêu
Trước tình hình liên tục bị phát hiện các hành vi gian lận hải quan và đặc biệt là gian lận xuất xứ mang tính chất ngày càng nghiêm trọng thì việc không để xảy ra các hành vi gian lận, vận chuyển hàng hóa trái phép từ Trung Quốc là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Chính phủ. Những diễn biến phức tạp trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như các chính sách về xuất nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc trong thời gian gần đây đòi hỏi Việt Nam cần phải có những giải pháp kịp thời để ngăn chặn những hành vi vi phạm. Trước tình hình đó, cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết số 119/ NQ - CP ngày 31/12/2019 về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Mục tiêu của Nghị quyết đã nêu rõ việc chủ động phát hiện, xử lý nghiêm khắc các vụ việc nếu bị phát hiện. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, chỉ đạo các bộ, ban ngành các cấp triển khai hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về xuất xứ hàng hóa để triển khai có hiệu quả các hoạt động ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi gian lận, lẩn tránh nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra để có thể triển khai có hiệu quả các giải pháp chống gian lận nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan; chủ động kiểm tra, điều tra, xác minh để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm. Công tác tuyên truyền cũng được Thủ tướng yêu cầu cần được chú trọng. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra các hành vi gian lận, đặc biệt chú trọng tới các tỉnh phía Bắc có chung đường biên giới với Trung Quốc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh,... và các cảng biển quốc tế là điểm
nóng của các vụ việc gian lận trong những năm gần đây như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2025, ngoài mục tiêu chú trọng trong công tác điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc thì Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ban ngành có liên quan, đặc biệt là Ngành Hải quan tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2019 như:
- Tiếp tục công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính kết hợp tuyên truyền pháp luật tới các địa phương góp phần đẩy lùi tội phạm gian lận nhập khẩu; tăng tỷ lệ phát hiện, bắt giữ số vụ gian lận nhập khẩu.
- Phấn đấu ít nhất 80% số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên các địa bàn trọng điểm được tuyên truyền về công tác phòng chống gian lận.
- 100% cán bộ công chức, viên chức làm công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát thị trường thường xuyên, liên tục cập nhật kiến thức về phòng, chống gian lận.
- Hải quan địa phương tại các tuyến có đường biên giới với Trung Quốc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng để kịp thời phát hiện, bắt giữ những hành vi gian lận, đặc biệt là đối với những lô hàng nhập khẩu tiểu ngạch.
- 100% công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra và kiểm soát thị trường.
- Tiếp tục rà soát những mặt hạn chế, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về vi phạm hải quan cũng như các chế độ chính sách nhập khẩu có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận nhập khẩu.
* Nhiệm vụ, phương hướng
Nhằm tiếp tục phát huy những hiệu quả, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác đấu tranh cống GLNK những năm qua để có thể thực hiện đúng mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong những năm tới, các bộ, ban ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của việc gian lận đối với kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị, quyền lợi của người tiêu dùng, đề ra
các giải pháp cụ thể, phù hợp để tăng thu NSNN; trong đó cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chính trong công tác đấu tranh chống GLNK.
- Cục Điều tra chống buôn lậu cần tập trung rà soát các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện; phát huy tối đa hiệu quả việc sử dụng phương tiện trong việc giám sát trực tuyến trên 3 cấp (tổng cục, cục, chi cục); đồng thời triển khai các biện pháp nghiệp vụ hải quan nhằm chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.
- Tăng cường phối hợp giữa CQHQ và các cơ quan chức năng có liên quan như Công an, Bộ đội biên phòng, lực lượng cảnh sát biển, cơ quan quản lý thị trường,...; đẩy mạnh hợp tác, trao đổi thông tin với Hải quan các nước để có thể nắm bắt tình hình các vụ việc gian lận, từ đó chủ động trong việc lên kế hoạch ngăn chặn các vụ việc trên.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quy định xuất xứ hàng hóa, công tác phòng chống GLTM; khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đề xuất ban hành các văn bản pháp luật, chế tài xử lý phải có đủ sức răn đe và quan trọng là phải phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
- Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực cho lực lượng kiểm soát Hải quan.
3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH