Tình hình gian lận nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc tại các DNVN

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 38)

Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại - Phát triển thị trường trong hội nhập quốc tế” được tổ chức tại UBND tỉnh Quảng Ninh vào ngày 5/3/2019, PGS.TS. Đàm Thanh Quế - Chánh văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia đã nhấn mạnh tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại hiện đang diễn ra hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước, doanh nghiệp chân chính và tổn hại tới người tiêu dùng.

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái cho biết, thủ đoạn của các đối tượng đang sử dụng phổ biến hiện nay là kê khai sai về số lượng, mã hàng, chủng loại, xuất xứ, trị giá, mức thuế suất, hoặc tháo rời các linh kiện, phụ tùng,... để trốn thuế, hoặc được áp dụng với mức thuế thấp hơn thực tế để trục lợi.

Còn theo báo cáo công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại năm 2019 của diễn ra vào ngày 3/1/2010 tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, trong tháng 9/2019, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan phát hiện và xử lý vi phạm đối với Công ty TNHH Thương mại quốc tế Minh Phong MC vì không khai, khai sai về tên hàng, số lượng, chủng loại hàng hóa nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan thuộc 2 tờ khai. Tuy

nhiên, ở vụ việc này, doanh nghiệp đã tự nguyện nộp đủ số thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.

Ông Đinh Ngọc Thắng - Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, Cục Hải quan gần đây liên tiếp phát hiện các DN chuyển luồng kiểm tra để trốn thuế với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Đặc biệt là vào những tháng cuối năm, số lượng hàng hóa nhập khẩu tăng cao nên tình trạng này càng diễn ra nhiều hơn các tháng trước.

Theo quy định, hàng hóa bị vào luồng đỏ phải qua kiểm tra hồ sơ chi tiết và kiểm tra thực tế hàng hóa; vào luồng vàng thì chỉ kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; vào luồng xanh thì hàng hóa được thông quan thẳng. Lợi dụng chính sách này, nhiều DN có hàng hóa phân vào luồng đỏ đã hủy tờ khai, khai tờ khai ảo rồi chọn những tờ khai được phân luồng xanh hoặc vàng để thông quan hàng hóa. Một số DN cố tình khai sai tên hàng, chủng loại, trị giá, mã số hàng hóa để hưởng ưu đãi về thuế suất. Thậm chí, có DN cố tình khai hàng hóa ở mức thuế rất cao nhưng thực chất trong lô hàng có chứa hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng giả, hàng cấm.

Ngoài ra, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh đặt trong mối tương quan và tình hình chính trị, thương mại căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc đang làm gia tăng mối lo ngại về tình trạng hàng nhập từ Trung Quốc mượn mác Việt Nam để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, rồi tái xuất sang Mỹ để né tránh thuế. Đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác phòng chống gian lận nhập khẩu ở nước ta trong thời gian qua. Các hành vi gian lận chủ yếu thể hiện 2 nhóm hành vi: nhóm hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để đưa hàng hóa vào tiêu thụ trong nước; nhóm hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để chuyển tải bất hợp pháp xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Tại buổi họp báo chuyên đề về “Kết quả và các giải pháp đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng xuất khẩu” được tổ chức vào ngày 27/12/2019, Phó Cục trưởng Cục KTSTQ Trần Mạnh Cường cho biết, kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, số vụ việc liên quan tới gian lận về xuất xứ tăng đột biến. Trong đó, 19 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận về xuất xứ như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và sản phẩm sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện của xe đạp, xe đạp điện; gỗ và các sản phẩm gỗ,... Từ đó, lập ra danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ gian lận để tiến hành điều tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận. Cục KTSTQ đã tiến hành thực hiện kiểm tra 9 doanh nghiệp, trong đó đã phát hiện hành vi gian lận lấy xuất xứ hàng Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ của 4 doanh nghiệp bao gồm 3 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe đạp điện và 1 doanh nghiệp lắp ráp mặt hàng sản phẩm từ gỗ (giá và kệ bếp).

2 940421, 940429 Đệm mút

3 681099 Đá nhân tạo

4 401120, 401212 Lốp xe tải và xe khách

5 871160 Xe đạp điện

6 741110 Ống đồng

7 Chương 72, chương 73 Sắt hoặc thép và các sản phẩm từ sắt hoặc thép

8 731100 Vỏ bình ga

9 847141, 847330 Máy vi tính và phụ kiện

10 854231, 854239 Linh kiện điện tử

11 Chương 76 Nhôm và các sản phẩm từ nhôm

12 851660 Đồ điện gia dụng

15 Chương 48 Giấy và các sản phẩm từ giấy

16 731815 Đinh vít

17 Chương 61, chương 62 Hàng may mặc, quần áo

18 85414022 Pin năng lượng

Cục trưởng KTSTQ (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Tiến Lộc cũng cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ Trung Quốc hoặc có vốn Trung Quốc đã nhập khẩu các linh kiện, lắp ráp đơn giản thành hàng hóa với xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ để hưởng ưu đãi về thuế. Các đối tượng thường sử dụng các thủ đoạn như nhập khẩu hàng hóa sản xuất tại nước ngoài, khi làm thủ tục hải quan đã được ghi sẵn “Made in Vietnam”, hoặc hàng hóa sau khi hoàn thành các thủ tục thông quan, dán nhãn “Made in Vietnam” rồi đem tiêu thụ trong nước, hay lợi dụng loại hình quá cảnh, nhưng không xuất khẩu sang nước thứ ba mà quay trở lại Việt Nam. Điển hình, trong năm qua, Tổng Cục Hải quan đã phát hiện một lô hàng nhôm trị giá 4,3 tỷ USD được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam với ý định xuất khẩu sang Mỹ và các quốc gia khác. Trong khi thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhôm có xuất xứ Trung Quốc bị áp thuế 375% còn nhôm Việt chỉ có thuế suất 15% khi vào thị trường Mỹ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận xuất xứ ngày càng có xu hướng gia tăng trong thời gian qua.

Trước bối cảnh đó, công tác phòng chống các hình thức gian lận cần được chú trọng hơn nữa để có thể phòng ngừa các chính sách phòng vệ thương mại mà quốc gia bên thứ ba có thể áp dụng đối với hàng hóa của Việt Nam nếu một khi vụ việc bị phát hiện.

2.2. GIAN LẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC TẠI CÁCDNVN - MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 265 gian lận nhập khẩu hàng hóa từ trung quốc tại các doanh nghiệp việt nam một số tình huống nghiên cứu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w