Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 110 - 111)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vốn đầu tư cho phát

4.2.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng

tư công

Trong thực trạng tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp lớn như hiện nay, thì vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư công từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp tác phát triển; đánh giá mức độ đóng góp của dự án đầu tư vào thực hiện tái cơ cấu ngành là một vấn đề hết sức cần thiết.

Tiến hành rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để phát huy hiệu quả, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý chi tiêu công cho các đơn vị, chỉ đạo thực hiện phân bổ vốn đầu tư công của ngành theo hướng:

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Ưu tiên các chương trình, dự án phát

triển giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu với sâu bệnh, dịch bệnh, thời tiết; đầu tư các dự án dự báo và phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh; hỗ trợ đầu tư công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống

nghiên cứu và cung ứng các giống cây lâm nghiệp năng suất, chất lượng cao; tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm lâm, năng lực dự báo và phòng cháy, chữa cháy rừng; đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

- Đối với lĩnh vực thủy sản: Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng

thủy sản theo vùng tập trung (bao gồm thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản); phát triển giống thủy sản.

- Đối với lĩnh vực thủy lợi: Đầu tư theo hướng đa chức năng để phục vụ

nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; tập trung vốn đầu tư cho công trình thủy lợi đầu mối, các dự án trọng điểm; các dự án an toàn hồ chứa; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)