Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên rút ra từ thực tiễn

Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc với phần lớn dân cư tập trung ở vùng nông thôn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống và sản xuất đã và đang từng bước phát triển, bắt đầu có những tiến bộ theo dòng chảy công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của đất nước, tuy nhiên sự phát triển đó chưa thật sự cao và đồng bộ, một số huyện quy trình sản xuất vẫn còn lạc hậu. Qua kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động đầu tư phát triển của các nước trên thế giới và các tỉnh có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng, tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về đầu tư phát triển phù hợp với thực trạng và đặc trưng của mình như sau:

- Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầy đủ, đồng bộ, hiện đại là nền tảng tiền đề thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống của nhân dân. Trong đó, then chốt là công tác xây dựng "nông thôn mới", hoàn thiện hạ tầng nông nông với các công trình điện, đường, trường, trạm; đầu tư hài hòa, hợp lý, cân đối giữa các

xã, thị trấn trong huyện, giữa các huyện trong tỉnh. Phát triển cơ sở hạ tầng sao cho vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an ninh - quốc phòng. - Đầu tư phát triển với cơ cấu hợp lý giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu quy hoạch phát triển của ngành, của vùng và đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp nhưng cần đảm bảo số vốn đầu tư vào nông nghiệp là có hiệu quả. Xác định các ngành kinh tế chủ lực để đầu tư, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm, gây nên thất thoát lãng phí trong đầu tư.

- Cần đặc biệt coi trọng đầu tư phát triển hỗ trợ công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất, xây dựng những mô hình nông nghiệp công nghệ cao để, phát triển chè xanh chất lượng cao, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản để tiến tới sản xuất hàng hóa sâu rộng, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

- Cần chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động lành nghề, có tri thức, có trình độ để có thể ứng dụng những công nghệ khoa học mới vào sản xuất, vận hành các máy móc thiết bị hiện đại và hướng tới nghiên cứu và triển khai những công nghệ mới trong tương lai. Đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực, đủ đức, đủ tài. Đây là điều kiện then chốt, mang lại sức bật cho năng lực sản xuất kinh tế của tỉnh.

- Cần có những chính sách đầu tư hợp lý, đồng thời đảm bảo an ninh - quốc phòng, hài hòa về tôn giáo - sắc tộc, có các chính sách ưu đãi hợp lý cho vùng sâu vùng xa và các đối tượng cần được ưu tiên, có chế độ phúc lợi xã hội cho mọi thành phần dân cư. Điều này đảm bảo phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững và tiên tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)