Tiềm năng và nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2. Tiềm năng và nguồn lực

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 353.318,9 ha, hiện trạng sử dụng năm 2014 như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp: 294.011,32 ha; - Đất phi nông nghiệp: 45.637,8 ha;

Chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Thái Nguyên là đất lâm nghiệp có rừng 51,35%, tiếp đó là đất dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 30,59%. Hiện tại đất ở chiếm tỷ trọng nhỏ 3,8%, đặc biệt là đất đô thị chỉ có 0,52%. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi tương đối lớn kể từ năm 2000 đến nay, đất lâm, nông nghiệp có sự gia tăng hàng năm còn đất chưa sử dụng đã giảm dần.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Thái Nguyên có 02 sông chính:

- Sông Công có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước, có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000ha lúa hai vụ, màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công.

- Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Cạn chảy theo hướng Bắc-Đông Nam. Hệ thống thuỷ nông sông Cầu tưới cho 24.000ha lúa 02 vụ của các Huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang). Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, các nhánh của các con sông chảy qua địa bàn tỉnh có thể xây dựng các công trình thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ. Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao phát triển nhanh trên các mặt chế biến quy mô nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần đưa ánh sáng và công nghiệp nông thôn phát triển.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản, Thái Nguyên có các loại sau:

- Than: Đã phát hiện 25 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lượng

triệu tấn, mỏ Làng Cẩm-Phấn Mễ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dùng luyện cốc và một số điểm than nhỏ khác.

- Quặng sắt: Đã phát hiện, điều tra, đánh giá, thăm dò 21 mỏ và điểm

khoáng sản sắt trên tổng số 42 điểm mỏ với tổng trữ lượng còn lại gần 34,6 triệu tấn, đáng chú ý là các mỏ: Tiến Bộ 24 triệu tấn, Trại Cau 9,88 triệu tấn...

- Titan: Đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng với trữ lượng và tài nguyên dự báo hơn chục triệu tấn; Các mỏ có trữ lượng lớn là: Titan Hữu Sào, Titan Cây Châm mỗi mỏ vài triệu tấn ilmenit…

- Thiếc, vonfram: Đây là loại khoáng sản có tiềm năng ở tỉnh Thái

Nguyên, tổng trữ lượng còn lại SnO2 của cả 03 mỏ chính là 18.648 tấn; riêng khu Đá Liền có trữ lượng và tài nguyên là: 173.567 tấn WO3 và 149.140 tấn Bi.

- Chì, Kẽm: Đã điều tra, đánh giá, thăm dò 9/42 mỏ và điểm khoáng sản được phát hiện, với tổng trữ lượng chì - kẽm ước khoảng trên 270 ngàn tấn kim loại (hàm lượng chì, kẽm trong quặng từ 8-30%).

Ngoài ra trên địa bàn còn tìm thấy một vài nơi có vàng, đồng, thuỷ ngân trữ lượng tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại:

Có Đolomit, Barit, Photphorit... trong đó đáng chú ý nhất là các mỏ Cao lanh ở xã Phú Lạc, Đại Từ với trữ lượng hàng trăm triệu tấn.

- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng:

Có đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO2 từ 51,9-65,9%, Al2O3 khoảng từ 7-8%, Fe2O3 khoảng 7-8%. Ngoài ra Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng… Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của Tỉnh Thái Nguyên là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước

như sắt, than (đặc biệt là than mỡ), Titan,Vonfram… điều này tạo cho Thái Nguyên có một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng…

3.1.2.4. Tài nguyên rừng

Thảm thực vật của Thái Nguyên hiện nay được chia thành ba kiểu chính:

- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới cây lá rộng trên đất hình thành từ đá vôi và các trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu này phân bố chính ở các hệ

tầng đá vôi thuộc hai huyện Võ Nhai và Định Hoá, những năm gần đây do khai thác không hợp lý, kiểu thảm thực vật này bị suy thoái.

- Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên đất hình thành từ các loại đá gốc khác nhau và trạng thái thứ sinh thay thế: Kiểu rừng này chủ yếu ở

vùng đồi núi phía Tây của tỉnh, một phần ở phía Bắc và Đông Bắc, đôi khi xen kẽ với kiểu rừng trên đất hình thành từ đá vôi. ở đây còn thấy một số loài cây lá rộng, cây gỗ với thành phần ưu thế: dẻ gai, chò, trường, ngát, trám trắng, sao, gội, long não, dẻ, sa mu. Các loại tre nứa thường là mai, vầu, giang và các cây gỗ nhỏ, cỏ mọc xen.

- Thảm cây trồng: Diện tích cây lâu năm và cây nông nghiệp chiếm gần

1/3 diện tích toàn tỉnh. Diện tích này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng phía Nam và vùng trung tâm của tỉnh. Cây lương thực, thực phẩm có lúa, sắn, ngô, khoai, đỗ tương, lạc, rau xanh. Cây lâu năm chủ yếu là chè. Cây ăn quả chủ yếu có vải, nhãn, hồng.

Về tính đa dạng sinh học có thể thấy Thái Nguyên khá đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt có nhiều loại cây con dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô sản xuất hàng hoá. Trước đây, theo thống kê Thái Nguyên có tới 71 họ với 522 loài thực vật hoang dã, nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, chò chỉ, lát... và nhiều cây thuốc quý như sa nhân, ba kích, hà thủ ô... Tuy nhiên, đến nay một số loài hầu như đã tuyệt chủng. Những số liệu trên cho thấy Thái Nguyên có tiềm năng rất lớn cho phát triển lâm nghiệp; cần có

phương án trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và khai thác hợp lý để đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)