Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng vốn đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Phân theo nguồn vốn đầu tư
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, thêm vào đó lại nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Vì vậy nền kinh tế của tỉnh cũng có sự chuyển biến trong thời gian qua. Cùng với sự phát triển đó, các nguồn vốn đầu tư đầu tư vào tỉnh cũng tăng đáng kể, có nhiều dự án có vốn đầu tư lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn vừa qua.
Bảng 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốngiai đoạn 2011 - 2015 ĐVT: Tỷ đồng ĐVT: Tỷ đồng Nguồn vốn 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Vốn khu vực kinh tế Nhà nước 4.866,8 41,2 9508 49,5 5.162 21,1 4.047 11,95 5.574 7,0 Vốn ngoài Nhà nước 6.354,8 53,8 9166 47,8 8.400 34,3 10.653 31,45 16.472 20,8 Vốn đầu tư nước ngoài 359,3 3,0 513 2,7 10.938 44,6 19.170 56,6 57.284 72,2 Vốn khác 221,1 1,9 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 11.802,1 100 19.187 100 24.500 100 33.870 100 79.330 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015)
Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn bao gồm vốn khu vực kinh tế Nhà nước, vốn ngoài nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài và vốn khác. Lượng vốn đầu tư từ các nguồn vốn ngày càng tăng theo các năm, năm sau luôn có số vốn cao hơn năm trước, trong đó năm 2015 có tỷ lệ tăng cao nhất (tăng 59,4% so với năm 2014). Năm 2011 với tổng vốn đầu tư là 11.802,1 tỷ đồng, cho tới năm 2015 thì số vốn ước đạt là 79.330 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn trong các năm cũng cũng có sự thay đổi rõ rệt. Vốn từ khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm tỷ trọng qua các năm, năm 2011 với 41,2%, cho đến năm 2015 đã giảm tỷ trọng xuống còn 7,0%. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,0% trong tổng vốn đầu tư và cho đến năm 2015 thì nguồn vốn này ước chiếm tới 72,2%. Trong tương lai, nguồn vốn này có thể sẽ tiếp tục còn tăng.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thái Nguyên đã đưa ra được nhiều chính sách hợp lí để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp là tương đối cao, điều đó chứng tỏ hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn là tương đối năng động, đang thích nghi dần với sự biến động không ngừng của kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên thì tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm 2011 chiếm 53,8% so với tổng vốn đầu tư toàn tỉnh (tương đương 6.354,8 tỷ đồng, nhưng đến năm 2015 tỷ trọng này giảm xuống còn 20,8% tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy đầu tư ngoài Nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên vẫn chủ yếu vào các dự án có qui mô vốn nhỏ, mang tính cá thể.
Có thể nói, nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vô cùng phong phú và đa dạng, đồng thời đã tạo điều kiện để Thái Nguyên có thể khai thác được những thế mạnh của tỉnh. Bởi nhờ có vốn đầu tư cho phát triển mà năng suất, chất lượng trong sản xuất được nâng cao rõ rệt, có cơ hội để cải tạo và nâng cao chất lượng CSHT, đưa khoa học công nghệ vào trong sản xuất.
3.2.2. Phân theo cơ cấu ngành kinh tế
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi nên phát triển sản xuất về cả lĩnh vực công nghiệp cũng như lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, công nghiệp và dịch vụ là hai ngành đang có tỷ trọng cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tăng dần, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tỷ trọng đang có phần giảm sút.
Bảng 3.5. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo nhóm ngành kinh tế ĐVT: Tỷ đồng ĐVT: Tỷ đồng Nhóm ngành kinh tế Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nông, lâm nghiệp
và thủy sản 474 5,2 2.606 7,4 3.624 1,9
Công nghiệp,
xây dựng 2.874 31,6 15.033 42,7 164.863 84,9 Thương mại, dịch vụ 5.746 63,2 17.546 49,9 25.742,8 13,2 Tổng 9.094 100 35.185 100 194.229,8 100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015)
Từ bảng trên, ta có thể thấy được vốn đầu tư chi cho đầu tư cho phát triển là rất lớn và tăng dần theo các năm, giai đoạn 2011-2015 có dấu hiệu tăng mạnh. Trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Tỷ trọng vốn đầu tư cho thương mại, dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn. Số vốn đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng dần qua các năm, tuy nhiên khi xét trong tổng vốn đầu tư trong toàn tỉnh thì vốn đầu tư cho nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn và có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2001- 2005 chiếm 5,2% tổng vốn, đến giai đoạn 2011-2015 giảm xuống còn 1,9% tổng vốn. Tương tự đối với ngành thương mại, dịch vụ có tỷ trọng vốn đầu tư cũng giảm dần qua các giai đoạn, giai đoạn 2001-2005 chiếm 63,2% tổng vốn, đến giai đoạn 2011-2015 giảm xuống còn 13,2% tổng vốn. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp, xây dựng có sự tăng mạnh qua các thời kỳ, giai đoạn 2001-2005 chiếm 31,6% tổng vốn, đến giai đoạn 2011-2015 tăng cao chiếm đến 84,5% tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân của
thực trạng trên là do các chính sách khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa thấy được tiềm năng phát triển để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp muốn phát triển chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, một phần nhỏ là từ vốn vay, vốn từ dân cư.