5. Bố cục của đề tài
1.1.4. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
1.1.4.1. Khái niệm về vốn đầu tư phát triển trong nông nghiệp
Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng: từ phạm vi sản xuất đến phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính chất quyết định là vốn [9].
Đầu tư phát triển nông nghiệp theo nghĩa hẹp: Thực chất của đầu tư phát
triển nông nghiệp là khoản đầu tư phát triển để tái sản xuất mở rộng ngành công nghiệp nhằm góp phần tăng cường cơ sở vật chất và phát triển công nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân [1].
Đầu tư phát triển nông nghiệp theo nghĩa rộng: Nội dung đầu tư phát
triển nông nghiệp gồm: Các khoản chi trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp như: chi đầu tư xây dựng cơ bản trong nông nghiệp, chi cho các chương trình, dự án thuộc về nông nghiệp, chi hỗ trợ vốn lao động cho nông nhân, ưu đãi thuế với các ngành nông nghiệp, các khoản chi gián tiếp khác cho sản xuất nông nghiệp như: chi hỗ trợ giải quyết việc làm cho lĩnh vực nông nghiệp, chi trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp, chi cho các chương trình quảng bá cho nông nghiệp, chi kỹ thuật cho nông nghiệp, chi cho tài sản cố định, chi cho các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo chuyên môn - kỹ thuật nông nghiệp, chi cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống khoa học - công nghệ, điều tra khảo sát thuộc ngành nông nghiệp, bảo hộ sở hữu nông nghiệp... [1] Với cách dùng như vậy, các khoản chi cho con người như giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ... thậm chí cả việc trả lương cho các đối tượng cũng được gọi là đầu tư phát triển nông nghiệp.
1.1.4.2. Vai trò của vốn đầu tư - nhân tố quyết định tới sự phát triển nông nghiệp
Có thể khẳng định rằng, tất cả các ngành các lĩnh vực muốn có sự tăng phát triển. Ngành nông nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật này. Vốn đầu tư chính là nhân tố quyết định những sự biến đổi vượt bậc của ngành nông nghiệp, là đòn bẩy, là động lực cho sự phát triển kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng [1] [14].
Thứ nhất, vốn đầu tư tạo cho nông nghiệp một hệ thống cơ sở hạ tầng
hành sản xuất có kết quả tốt khi được cung cấp các yếu tố đầu vào đầy đủ như: điện, nước, phân bón, hệ thống nhà kho... Muốn có được những yếu tố quan trọng này thì chúng ta phải xây dựng và củng cố các hệ thống trạm bơm, các kênh mương, các mạng lưới điện, phát triển và nâng cấp hệ thống đường giao thông. Khi những hệ thống này hoạt động tốt sẽ rất thuận lợi cho sản xuất. Tuy nhiên những cơ sở hạ tầng này không tự nhiên có mà cần phải có sự đầu tư tiền và các nguồn lực khác. Việc đầu tư này cần phải được qui hoạch tổng thể, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không trọng điểm. Khi đã có đầu tư và đầu tư hiệu quả thì chúng ta sẽ có một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, sẽ giúp cho nông nghiệp có thể tiến hành những phương thức sản xuất mới, có thể tiễn hành thâm canh tăng vụ, người nông dân cũng có thể chủ động trong quá trình sản xuất.. những thuận lợi này sẽ làm cho sản lượng ngành nông nghiệp tăng cao và chất lượng nông sản cũng tốt hơn.
Thứ hai, trong thế giới hiện nay, một nền nông nghiệp hiện đại, có năng
suất, hiệu quả cao khi nó được cơ giới hoá, công nghiệp hoá một cách cao độ. Hay nói rõ hơn là sản xuất nông nghiệp được áp dụng máy móc một cách phổ biến và đại trà trong mọi khâu và mọi lĩnh vực và góp phần giải phóng sức lao động của con người. Nhờ có những chính sách hỗ trợ mà đặc biệt là do có các nguồn đầu tư hữu ích của xã hội mà ngành nông nghiệp có được những loại máy móc hiện đại, tiên tiến như máy cày máy kéo, máy gặt đập, máy xay xát, các loại xe chuyên chở... thay thế cho sức người và súc vật trong quá trình sản xuất. Do có những loại máy móc này mà sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành trên diện rộng và hàng loạt, đồng thời làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi lên rất nhiều lần so với trước đây. Như vậy đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp là nhân tố thúc đẩy sản suất nông nghiệp; vì thế chúng ta nên quan tâm và coi trọng đầu tư cho nông nghiệp một cách thoả đáng. Tuy nhiên, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng lĩnh vực mà mua những máy móc cho thích hợp nhất.
Thứ ba, vốn đầu tư vào lĩnh vức khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra
cho nông nghiệp những giống cây trồng vật nuôi mới hiệu quả hơn. Mà ta biết giống là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển ngành nông nghiệp. Mỗi người đều hiểu rằng khoa học công nghệ là động lực cho sự phát triển các ngành kinh tế và nó vẫn là nhân tố quan trọng cho sự phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, công nghệ sinh học đang phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong đời đời sống kinh tế thế giới. Công nghệ sinh học ngày càng có những thành công to lớn hơn và là lĩnh vực liên quan khá chặt chẽ với ngành nông nghiệp. Một phần công nghệ này sẽ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Ở mức độ quốc gia chúng ta cần đầu tư mạnh để phát triển công nghệ này, đồng thời cần có những chính sách khác để khuyến khích động viên những nhà khoa học giỏi nghiên cứu và từ đó áp dụng triệt để những thành quả của nó. Mặt khác, chúng ta nên xây dựng những trung tâm giống cây trồng vật nuôi với những cán bộ khoa học giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để nghiên cứu ra những giống mới từ kết quả của công nghệ sinh học. Vì vậy, chúng ta nên có những chính sách để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào công nghệ này và thành lập những trung tâm nghiên cứu áp dụng những kĩ thuật tiên tiến của thế giới và trong nước.
Thứ tư, vốn đầu tư là đã góp phần tạo ra cho nông nghiệp một lực
lượng lao động hùng hậu có tay nghề chuyên môn và trình độ kĩ thuật cao. Dù máy móc có hiện đại và phù hợp đến đâu, hay một phương thức sản xuât mới có tiên tiến đến mấy nhưng nếu lao động trong nông nghiệp không có trình độ để nắm bắt và sử dụng thì những thứ trên đều là vô dụng, bỏ đi. Nhờ có một khối lượng lớn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo thông qua việc xây dựng các trung tâm dạy nghề, các chương trình phổ biến kiến thức nông nghiệp mới cho người nông dân mà họ ngày càng nắm bắt được những kiến thức mới, thiết thực cho việc trồng trọt và chăn nuôi: biết cách thâm canh, biết điều
khiển máy móc, biết làm kinh tế VAC... Điều này cũng sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về các đặc tính và quá trình sinh trưởng của từng loại cây trồng vật nuôi để họ có những biện pháp chăm sóc tốt hơn. Khi người nông dân có trình độ càng cao sẽ càng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trong việc sử dụng những kĩ thuật mới và giúp cho ngành này có sự tăng trưởng cao.
Thứ năm, vốn đầu tư góp phần tạo cho nông nghiệp một cơ cấu trồng
trọt và chăn nuôi hợp lí hơn với tỷ trong chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Bởi vì, trong nông nghiệp, chăn nuôi là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với trồng trọt, muốn phát triển ngành nông nghiệp thì phải đầu tư phát triển lĩnh vực chăn nuôi. Như trước đây, trồng trọt chiếm vai trò chủ yếu nên ngành nông nghiệp có tốc độ phát triển không cao, kể từ khi đầu tư mạnh hơn vào chăn nuôi thì nông nghiệp đã có những sự phát triển vượt bậc. Đây là hướng đi đúng của nhiều nước đi trước mà những nước đi sau như Việt Nam cần học tập và phát huy.
1.1.4.3. Đặc trưng của đầu tư trong nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế dặc thù với những đặc điểm riêng biệt, vì vậy mà đầu tư trong nông nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng không giống bất cứ một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế [1] [9].
Thứ nhất, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình thực hiện một
công cuộc đầu tư cũng như việc thu hoạch những kết quả của nó vào điều kiện của địa hình để có những chính sách đầu tư phù hợp nhất.
Thứ hai, do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đầu tư trong nông
nghiệp cũng mang tính thời vụ khá rõ rệt. Rất nhiều hoạt động đầu tư trong nông nghiệp phải nghiên cứu thời điểm đầu tư và chọn khu vực điểm điểm đầu tư.
Thứ ba, một đặc trưng nổi rõ của đầu tư trong nông nghiệp đó là nó đòi
hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn, có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các ngành, lĩnh vực khác.
Thứ tư, đầu tư trong nông nghiệp có độ rủi ro cao. Bởi đầu tư trong
nông nghiệp một mặt chịu những rủi ro chung của các công cuộc đầu tư, mặt khác nó còn chịu ảnh hưởng của những biến đổi tự nhiên xấu. Ngoài ra việc kiểm soát và hạn chế những loại rủi ro này là rất khó, đôi khi không thể ngăn chặn nổi.
Tóm lại, hoạt động đầu tư trong nông nghiệp có những nét riêng, chính vì những nét này mà các nhà đầu tư thường không muốn bỏ vốn của mình đầu tư vào ngành nông nghiệp, hoặc có thì cũng rất ít. Do vậy để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển thì đòi hỏi chính phủ mỗi nước phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư và bản thân Nhà nước phải bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.