Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

5. Bố cục của đề tài

1.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong nông

ở trong nước

1.2.2.1. Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi tỉnh Hải Dương có rất nhiều tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp.

Trong 5 năm (2011 - 2015), Hải Dương đã sử dụng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nền kinh tế và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Với 331 tỷ đồng vốn đầu tư, hệ thống kênh mương tưới, hệ thống điện, máy bơm, trại giống, chương trình dồn ô đổi thửa, phát triển giống cây trồng và vật nuôi đều phát huy hiệu quả, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây trồng có giá trị cao, đặc biệt là cây ăn quả như vải thiều.

Trong lĩnh vực thuỷ lợi, tỉnh Hải Dương đầu tư 606 tỷ đồng tập trung chủ yếu cho việc phát triển hạ tầng: đắp được trên 2.475.000 m3 đê; gia cố hơn 180.000 m đê khoan sâu, kè trên 132.500 m3; cải tạo và xây mới gần 100 điếm canh đê, nhà quản lý đê, xây dựng trạm bơm.

Tỉnh đã đầu tư 2.584 tỷ đồng để phát triển giao thông toàn tỉnh, trong đó riêng giao thông nông thôn là 1.148 tỷ đồng, bê tông hoá, cứng hoá được 7.100 km đường giao thông nông thôn.

Ngoài ra Hải Dương còn tập trung vào việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn các cán bộ, đưa cán bộ về các vùng nhằm tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất, mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức của người dân…

Sau công cuộc đầu tư tích cực, nông nghiệp Hải Dương đã có những thay đổi:

Từ năm 1986 đến nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta liên tục giành được những thành tựu to lớn, toàn diện. Sản xuất lương thực không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh mà còn sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2005, tỷ lệ lúa chất lượng cao chỉ đạt 10,7% thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên 56% diện tích. Nhiều địa phương đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng tập trung cho năng suất cao như Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang. Phong trào trồng cây vụ đông phát triển ở nhiều địa

phương. Hiện nay, sản xuất vụ đông ở tỉnh ta cho hiệu quả kinh tế cao nhất miền Bắc. Cơ giới hóa trong sản xuất được đẩy mạnh, thực hiện ở hầu hết các khâu. Sản xuất thủy sản liên tục tăng trưởng qua các năm. Chăn nuôi chuyển biến mạnh mẽ sang hình thức trang trại, gia trại và công nghiệp. Công tác thủy lợi, quản lý đê điều, phòng chống thiên tai được quan tâm thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất và đời sống dân sinh.

Từ đó có thể rút ra được bài học cho tỉnh Hải Dương là cần phát huy những mặt đã đạt được và cần khắc phục những mặt còn tồn tại. Cụ thể: Cần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cán bộ, chú trọng đầu tư phát triển ngành trọng điểm cả về chiều sâu lẫn chiều rộng; Cần có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư một cách hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh qua các năm; cần thực hiện có hiệu quả việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất.

1.2.2.2. Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông với diện tích tự nhiên 11.116 km2, đứng thứ 5 cả nước; dân số gần 3,5 triệu người, đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Thanh Hóa có thể ví như một “Việt Nam thu nhỏ” với nhiều đặc điểm riêng biệt mà không phải địa phương nào cũng có. Đó là những giá trị khác biệt, nổi trội, tạo nên lợi thế so sánh của tỉnh... Trong các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp thì Thanh Hóa ưu tiên tập trung cao cho phát triển nông nghiệp, cụ thể như sau:

Với nhiều dự án lớn đang được triển khai thực hiện và nguồn lực cho đầu tư phát triển hiện có, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (tổng vốn FDI khoảng 17 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước) như đã nói ở trên, thì đường hướng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa đã khá rõ. Còn nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều khó khăn, hạn chế, như: phát triển chưa bền vững, diện tích và quy mô SX vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, nhiều vùng chưa được khai thác có hiệu quả, chưa tạo ra được sản phẩm hàng

hoá lớn, có năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh cao; thu nhập của nông dân còn thấp...

Với một tỉnh mà có tới 2,4/3,5 triệu dân làm nông nghiệp và sống trong khu vực nông thôn thì đây là vấn đề hết sức hệ trọng. Vì vậy, để nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân trong tỉnh, song song với việc tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, kêu gọi thêm các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh; chúng tôi đặc biệt coi trọng việc đẩy mạnh phát triển SXNN.

Trong tình hình đó, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm sau:

- Tiếp tục hoàn chỉnh các quy hoạch: quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp; khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng; vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi và chế biến sữa quy mô công nghiệp; vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ; quy hoạch tổng thể bố trí, ổn định dân cư... Đồng thời, rà soát và xây dựng mới các quy hoạch sản phẩm mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế, như: quy hoạch vùng nguyên liệu mía; vùng SX rau an toàn tập trung; phát triển cây cao su; phát triển vùng cói; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; quy hoạch 3 loại rừng; vùng luồng thâm canh tập trung; vùng nguyên liệu cho dự án Trung tâm trang trại chăn nuôi bò sữa chất lượng cao; phát triển bò thịt chất lượng cao; phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc;...

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng liên kết vùng đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa và có cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, hỗ trợ các DN, các hộ có điều kiện thuê lại đất của nông dân để phát triển SX hàng hóa tập trung quy mô lớn, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng SX theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, phát huy mối liên kết 4 nhà, từng bước nâng cao năng suất, hiệu quả SX trên một đơn vị diện tích.

- Tiếp tục tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; có năng lực, trình độ, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, tạo đột phá trong SXNN, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh. Để tập trung huy động cả hệ thống chính trị của tỉnh lo cho phát triển nông nghiệp; sắp tới, BCH Đảng bộ tỉnh sẽ ban hành Nghị quyết về "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững" để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)