Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng công tác tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
3.3.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ
tại tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên đang thực hiện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng bên cạnh đó phát triển ngành nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh. Đòi hỏi phát triển nông nghiệp vững mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho người dân và nâng cao tỷ trọng xuất khẩu là một đòi hỏi thiết yếu.
Bảng 3.6. Bảng tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Vốn đầu tư 593.633,8 652.997,2 718.296,9 790.126,6 869.139,2
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015)
Đó chỉ là một vài phân tích về tổng vốn đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, để có thể đánh giá được chính xác và chi tiết về thực trạng đầu tư phát triển trong nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, cần đi phân tích cụ thể từng nguồn vốn đầu tư.
3.3.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ NSNN cho phát triển nông nghiệp cho phát triển nông nghiệp
3.3.1.1. Phân theo nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng như vốn đầu tư do trung ương cấp, vốn dân cư, vốn tín dụng... Cụ thể như sau:
Bảng 3.7. Bảng cơ cấu vốn đầu tư ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ NSNN cho phát triển nông nghiệp Thái Nguyên phân theo nguồn vốn đầu
tư giai đoạn 2011 - 2015
ĐVT: Triệu đồng TT Cơ cấu nguồn vốn Giai đoạn 2011-2015 Tổng số NSNN TPCP Tín dụng ĐTPT của nhà nước Vốn nước ngoài NSTW NSĐP 1 Vốn ĐTPT 1.498.849 783.892 508.413 54.046 0 152.498 2 Vốn Sự nghiệp 789.656 511.355 278.300 0 0 0 TỔNG SỐ 2.288.504 1.295.247 786.713 54.046 0 152.498 Tỷ lệ (%) 100.0 56.60 34.38 2.36 0.00 6.66
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015)
Nhìn vào bảng tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, thấy rằng nguồn vốn đầu tư cho ngành là khá đa dạng.
* Tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước: 2.288.504 triệu đồng. Trong đó:
Vốn đầu tư phát triển 1.498.849 triệu đồng (chiếm 65,5%); vốn sự nghiệp 848.134 triệu đồng (34,5%). Cụ thể theo từng nguồn vốn như sau:
Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 1.295.247 triệu đồng, bằng 56,6% tổng nguồn (Vốn ĐTPT 783.892 trđ; vốn SN 511.355 trđ).
Ngân sách địa phương 786.713 triệu đồng, bằng 34,38 % tổng nguồn (Vốn ĐTPT 508.413 trđ; vốn SN 278.300 trđ).
Vốn trái phiếu Chính phủ 54.046 triệu đồng, bằng 2,36% tổng nguồn. Vốn viện trợ ODA 152.498 triệu đồng, bằng 6,66% tổng nguồn.
3.3.1.2. Phân theo lĩnh vực đầu tư
Bảng 3.8. Cơ cấu vốn đầu tư ngân sách nhà nước và viện trợ ODA phân theo lĩnh vực giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng STT Lĩnh vực Số vốn Tỷ lệ (%) 1 Xây dựng kết cấu hạ tầng 1.257.574 54,9 2 Nâng cấp, củng cố đê, kè 393.157 17,2 3 Trồng trọt 372.585 16,3 4 Lâm nghiệp 179.678 7,9
5 Chăn nuôi, thủy sản 85.510 3,7
Tổng 2.288.504 100
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên 5 năm giai đoạn 2016-2020)
Trong giai đoạn 2011-2015: Tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước và viện trợ ODA: 2.288.504 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước và viện trợ ODA là 1.498.849 triệu đồng (chiếm 65,5%), chủ yếu thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp; nguồn vốn sự nghiệp 848.134 triệu đồng (34,5%) có 39% cơ cấu vốn dùng hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, nhóm hộ thực hiện sản xuất nông nghiệp ở một số khâu (trợ giá giống cây lương thực, giống chè trồng mới, trồng lại; tuyển chọn giống trâu, bò nội chất lượng cao; mô hình, trang trại sản xuất tập trung; trang thiết bị cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo sản xuất), còn 61% là vốn thủy lợi phí và vốn duy tu, sửa chữa thực hiện cho công tác quản lý, vận hành, duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Như vậy, vốn ngân sách nhà nước đầu tư chủ yếu thực hiện đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, còn vốn hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ
(24% ngân sách địa phương). Chủ yếu là do các doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư. Do đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát triển mạnh thành những vùng sản xuất hàng hóa, tập trung, các sản phẩm nông nghiệp mang tính cạnh tranh trên thị trường còn yếu và nghèo nàn, giá trị sản phẩm thấp, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các công trình nâng cấp, củng cố đê, kè cũng được quan tâm trong giai đoạn 2011-2015, với tổng vốn đầu tư là 393.157 triệu đồng, chiếm 17,2% tổng vốn (chủ yếu NS Trung ương chiếm 79%; NSĐP chiếm 21%).
Vốn NSNN đầu tư cho lĩnh vực trồng trọt chiếm 16,3% tổng nguồn. Trong đó 60% là vốn sự nghiệp, còn lại là vốn ĐTPT mà chủ yếu là vốn ODA viện trợ thực hiện đầu tư cho dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học tỉnh Thái Nguyên (dự án QSEAP). Vốn sự nghiệp thuộc CT 135 chủ yếu hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và một số mô hình sản xuất; Vốn sự nghiệp của ngân sách địa phương hỗ trợ vẫn còn dàn trải, dàn hàng ngang, chưa trọng tâm trọng điểm.
Vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi, thủy sản thấp nhất (85.510 triệu đồng) chỉ chiếm 3,7%. Mặc dù, cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho ngành chăn nuôi giai đoạn 2011-2015 chưa hợp lý, chưa tương xứng với đóng góp của ngành chăn nuôi (chiếm 40% cơ cấu ngành nông nghiệp) trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành. Nguồn lực đầu tư chủ yếu là của các doanh nghiệp và người dân. Do đó, trong giai đoạn tới cần phải có sự điều chỉnh về chính sách hỗ trợ và dành vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất chăn nuôi phù hợp với đóng góp của ngành.
Vốn đầu tư từ NSNN cho ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 là 179.678 triệu đồng, chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư, chủ yếu là ngân sách Trung ương (NSĐP chỉ có 5.567 trđ), hỗ trợ đầu tư chủ yếu cho công tác trồng rừng, một phần đầu tư công trình hạ tầng đường lâm nghiệp và nhà trạm
kiểm lâm, còn một phần nhỏ hỗ trợ cho công tác bảo vệ, khoán khoanh nuôi tái sinh rừng và công tác khuyến lâm.
Qua bảng 3.8 cho thấy số vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp (chiếm 54,9% tổng số vốn). Có thể nói cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển nông nghiệp của một quốc gia trong đó có Việt Nam, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm: đầu tư cho thủy lợi, đầu tư cho đường giao thông, đầu tư cho hệ thống cung cấp nước.... Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là đầu tư có tác động kép, nó không chỉ giúp cho việc phát triển nông thôn mà nó còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã có nhiều quan tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, cụ thể như sau:
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung Đơn vị Quy mô,
số lượng Tổng vốn
1 Giao thông (cải tạo và xây mới) Km 4.075 838.793
2 Thuỷ lợi Km 207.5 145.620
3 Điểm thu gom rác thải Khu 41 77.597
4 Công trình cấp, thoát nước tập trung C.trình 72 195.564
(Nguồn: Báo cáo xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015)
Có thể thấy tỉnh đã chú trọng vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Số vốn đầu tư vào sơ sở hạ tầng là khá lớn. Bởi cơ sở hạ tầng là rất quan trọng, là điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nó tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn. Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra, giám sát và có những biện pháp nhằm quản lý tốt vốn bỏ ra để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
3.3.1.3. Phân theo chương trình trọng điểm về phát triển nông thôn
Chương trình thực hiện bố trí ổn định dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015
Giai đoạn 2011-2015, đã xây dựng 08 dự án đầu tư xắp sếp ổn định dân cư vùng thiên tai theo Chương trình đã được phê duyệt. Trong đó có 02 dự án đã hoàn thành và kết thúc, đầu tư chuyển tiếp đến năm 2015: 06 dự án. Tổng mức đầu tư 08 dự án trên theo quyết định phê duyệt là: 524.948 triệu đồng;
- Kết quả hỗ trợ di chuyển dân: Đã ổn định cuộc sống tại chỗ cho 3.157 hộ; Hỗ trợ di chuyển khỏi vùng thiên tai vào khu tái định cư là 150 hộ; Hỗ trợ di chuyển xen ghép vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất là: 299 hộ.
- Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng: Xây dựng 06 khu tái định cư tập trung: Đã bàn giao đưa vào sử dụng 01 khu tái định cư (xã Văn Yên, Đại Từ); 02 khu đang trong quá trình xây dựng (xã Lục Ba, Đại Từ và Văn Lăng, Đồng Hỷ); 02 khu đang làm công tác giải phóng mặt bằng chuẩn bị khởi công (xã Bình Long, Võ Nhai và Tân Thái, Đại Từ); 01 khu tái định cư xã Vạn Thọ huyện Đại Từ đang trong quá trình lập dự án đầu tư.
Hoàn thành và đưa vào sử dụng tổng số 11 công trình giao thông, trong đó: 04 công trình đường giao thông nông thôn loại B; 07 công trình đường giao thông cấp AHMN có tổng chiều dài là 25,692 km.
Hoàn thành đưa vào sử dụng 06 công trình thủy lợi, 02 trạm bơm điện và hệ thống 7.529,2 kênh mương các loại kiên cố.
- Kết quả thực hiện vốn đầu tư: Tổng vốn được giao từ năm 2011 - 2015 là: 312.259 triệu đồng (Vốn sự nghiệp kinh tế: 23.505 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển: 288.754 triệu đồng).
Trong đó:
Năm 2011: 57.353 triệu đồng (Vốn SN 8.944 triệu đồng, vốn ĐTPT: 48.409 triệu đồng);
Năm 2012: 58.908 triệu đồng (Vốn SN 2.108 triệu đồng, vốn ĐTPT: 56.800 triệu đồng);
Năm 2013: 59.490 triệu đồng (Vốn SN 4.010 triệu đồng, vốn ĐTPT: 55.480 triệu đồng);
Năm 2014: 65.004 triệu đồng (Vốn SN 4.025 triệu đồng, vốn ĐTPT: 60.979 triệu đồng).
Năm 2015: 71.504 triệu đồng (Vốn SN 4.427 triệu đồng, vốn ĐTPT: 67.077 triệu đồng).
Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Mục tiêu Chương trình được phê duyệt tại Quyết định số 159/QĐ- UBND ngày 13/02/2012 của UBND Thái Nguyên, như sau:
+ Giai đoạn 2011-2015 đào tạo khoảng 13.000 người học nghề nông nghiệp. + Giai đoạn 2016-2020 đào tạo khoảng 10.000 người học nghề nông nghiệp. + Phạm vi thực hiện tại 9 huyện, thị xã (trừ thành phố Thái Nguyên). Tổng vốn được giao từ năm 2011 - 2015 là: 91.000 triệu đồng
Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn - Về kết quả thực hiện vốn đầu tư:
Dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn thực hiện:
Tổng nguồn vốn ước thực hiện trong giai đoạn 2011-2015: 158.644 triệu đồng.
* Vốn ngân sách nhà nước: Ước thực hiện tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015: 145.613 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 139.413 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 109.801 triệu đồng (chiếm 79%). + Ngân sách địa phương: 15.033 triệu đồng (chiếm 11%). + Vốn dân góp: 14.579 triệu đồng (chiếm 10%).
- Vốn sự nghiệp: 5.750 triệu đồng. * Vốn nước ngoài: 13.481 triệu đồng. Trong đó:
- Tổ chức AuSIAD tài trợ thực hiện: 800 triệu đồng. - Tổ chức ESAT Việt Nam: 6.353 triệu đồng.
- Tổ chức Đông Tây hội ngộ: 6.328 triệu đồng.
Dự án Nhà vệ sinh các trường học Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện: Tổng nguồn vốn ước thực hiện trong giai đoạn 2011-2015: 37.306 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 36.716 triệu đồng. - Vốn sự nghiệp: 590 triệu đồng.
Do Sở Y tế thực hiện:
Tổng nguồn vốn ước thực hiện trong giai đoạn 2011-2015: 5.215 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 15 triệu đồng. - Vốn sự nghiệp: 5.200 triệu đồng.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới hiện đang là một trong số những chương trình trọng điểm mà tỉnh đã và đang gấp rút triển khai thực hiện. Tổng nguồn vốn đầu tư tạm ước thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 1.201.653 triệu đồng. Tổng hợp báo cáo kết quả rà soát, đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên của các địa phương, kết quả đạt được như sau: Tính đến 31/12/2015, số xã đạt 19 tiêu chí là 40 xã, số xã từ 15 - 18 tiêu chí 32 xã, số xã từ 10 - 14 tiêu chí 65 xã, số xã từ 6 - 9 tiêu chí 6 xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí.