5. Bố cục của đề tài
3.4.3. Kết quả thực hiện sản xuất chia theo ngành
3.4.3.1. Sản xuất trồng trọt
Sản xuất lương thực ổn định, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn tỉnh. Sản lượng lương thực năm 2015 đạt 465.632 tấn, tăng 50.682 tấn, tương đương tăng 12,2% so với năm 2010 (lúa tăng 38.249 tấn; ngô tăng 12.433 tấn). Năng suất lúa cả năm 2014 bình quân đạt 50,48 tạ/ha, tăng 1,76 tạ/ha, tương đương tăng 3,61% so với năm 2010. Nhưng năng suất ngô lại giảm 1,49 tạ/ha so với năm 2010.
Sản xuất rau, quả các loại: Diện tích gieo trồng cây rau, đậu, hoa cây cảnh: 11.612 ha. Trong đó: rau đậu các loại 12.387 ha; năng suất 163,6 tạ/ha; sản lượng rau đậu các loại 202.700 tấn (sản lượng nấm các loại: 5.250 tấn). Trong đó: vụ Xuân trên 3.500 ha, vụ Mùa 2.800 ha, vụ Đông 6.000 ha. Sản xuất rau đậu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Giá trị sản xuất rau, đậu, hoa cây cảnh hiện chiếm 20,7 % giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Mặc dù vậy, sản xuất rau đậu, cây trồng vụ Đông còn gặp nhiều khó khăn tồn tại về chất lượng, an toàn thực phẩm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, khó khăn về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ. Những địa phương có thế mạnh sản xuất rau, màu như: huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại từ, Đồng Hỷ;
Toàn tỉnh có 4.943 ha nhãn, vải với sản lượng 17.209 tấn; chuối 1.794 ha, sản lượng 22.973 tấn; Na 785 ha, sản lượng 6.324 tấn. Tỉnh đang quan tâm phát triển cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP (Nhãn Khe Đù Phúc Thuận, Phổ Yên; Na xã La Hiên, Võ Nhai; Bưởi Diễn xã Tiên Hội, Đại Từ…)
Diện tích trồng hoa, cây cảnh 378 ha; toàn tỉnh có khoảng 17.000 ha cây ăn quả, sản lượng trên 90.000 tấn; diện tích hoa, cây cảnh còn rất thấp, chủ yếu trồng ở TP Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ...
Cây chè: Sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu theo quy mô hộ, bình quân 0,2 ha/hộ. Đến năm 2015, diện tích chè toàn tỉnh 21.127 ha (diện tích chè kinh doanh 17.376ha). Trong đó diện tích sản xuất nguyên liệu chè xanh chiếm gần 90 % diện tích chè toàn tỉnh; năng suất đạt gần 111,88 tạ chè búp tươi/ha (bình quân cả nước 8,3 tấn/ha), tăng 6,35tạ/ha so với năm 2010; sản lượng 194.409 tấn, tăng 13% so với năm 2010; hàng năm trồng mới và trồng thay thế trên 1.000 ha. (Năm 2015 trồng mới 1.181 ha chè); diện tích chè giống mới đến năm 2014 đạt 11.800 ha, chiếm 56,8 % tổng diện tích chè toàn tỉnh. Các địa phương có thế mạnh về cây chè như: Đại từ 6.333 ha, Phú Lương 3.955 ha, Đồng Hỷ 3.180 ha, Định Hoá 2.416 ha, TX Phổ Yên 1.555 ha, TP Thái nguyên 1.415 ha. Chất lượng, giá trị sản phẩm chè xanh của tỉnh không ngừng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
3.4.3.2. Chăn nuôi
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh tăng nhanh do chủ trương của tỉnh khuyến khích phát triển chăn nuôi: đầu tư phát triển bò thịt tại các địa phương bằng các hình thức hỗ trợ con giống, khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm theo hình thức tập trung và qui mô lớn. Trong những năm qua mặc dù chăn nuôi lợn và gia cầm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá vật tư đầu vào đều tăng… nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 2011 đến nay, tổng đàn trâu, đàn bò có xu hướng giảm nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng vẫn tăng qua các năm, do nhân dân đang dần cải tạo đàn trâu bò thịt bằng các giống mới, nhập ngoại có năng suất và chất lượng cao; hàng năm đàn lợn đều tăng, đàn gia cầm tăng mạnh; do chu kỳ
nuôi của lợn và gà chủ yếu là những giống ngắn ngày, nên sản lượng thịt hơi các loại tăng đều qua các năm. Tính đến 1/10/2015: Tổng đàn trâu, bò cuối kỳ 109,809 nghìn con, bằng 80% so cùng kỳ năm 2010; Đàn Lợn cuối kỳ có 598 nghìn con, tăng 3,5% so cùng kỳ năm 2010; đàn gia cầm 10,776 triệu con, tăng 60 % so cùng kỳ năm 2010. Năm 2015 sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 102.628 tấn, tăng 45% so cùng kỳ năm 2010.
3.4.3.3. Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 353.101,67 ha, trong đó đất quy hoạch cho lâm nghiệp 179.914,28 ha gồm có: rừng đặc dụng 36.211,12 ha; rừng phòng hộ 45.971,63 ha; rừng sản xuất 97.731,53 ha. Tổng diện tích đất có rừng là 163.530,42 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 101.299,32 ha (rừng gỗ 80.649,35 ha; rừng hỗn giao 1.470,13 ha; rừng núi đá 19.179,84 ha); Rừng trồng là 62.231,10 ha.
Trong 5 năm 2011-2015, toàn tỉnh trồng 28.930 ha rừng tập trung (trồng 28.079 ha rừng sản xuất, 775,8 ha rừng phòng hộ, 76 ha rừng đặc dụng); trồng 1,68 triệu cây phân tán (tương đương 790ha); khoán bảo vệ rừng nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN 28.803 ha, chăm sóc rừng trồng nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN gần 3.000 ha; bình quân hàng năm khoanh nuôi tái sinh được 1.250 ha. Độ che phủ rừng năm 2014 đạt 51,7%, tăng 2,1% so với năm 2010.
Tính đến 31/12/2014, toàn tỉnh có 991 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản (48 cơ sở kinh doanh, 516 cơ sở chế biến lâm sản, 427 cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng). Các cơ sở chế biến lâm sản phân bố chủ yếu tập trung ở các đô thị, vùng đông dân cư, có sở sở hạ tầng tốt để thuận tiện cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tổng số máy móc, thiết bị chế biến lâm sản hiện có: 2.854 chiếc, bình quân 2,87 chiếc/1 cơ sở. Hiện trạng thiết bị chế biến lâm sản trên địa bàn chủ yếu là các thiết bị thô sơ, có công xuất nhỏ để gia công chế biến gỗ như: Máy tiện, máy bào, máy xẻ gỗ, một số ít doanh nghiệp có máy đục hiện đại. Tổng số lao động 3.537 người. Trình độ công nhân hầu hết chưa
được đào tạo trong các trường dạy nghề, chủ yếu do doanh nghiệp tự đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật theo hình thức người làm sau học nghề người làm trước và trả lương theo sản phẩm. Những người thợ có tay nghề cao sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng cao cấp mức lương từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng/tháng, công nhân lao động thủ công mức lương từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng.
3.4.3.4. Thuỷ sản
Theo Cục thống kê tỉnh dự ước diện tích nuôi trồng thủy sản đến cuối năm 2015 là 5.841 ha, tăng 1.057 ha, tăng 22,09% so với năm 2010. Sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 8.310 tấn, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2010.
Hiện nay, diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có 6.925 ha mặt nước, trong đó 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa và nhỏ, 2.500 ha hồ chứa lớn, 1.000 ha ruộng lúa có khả năng nuôi cá lúa kết hợp, khoảng 12.000 ha diện tích sông suối có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tự nhiên. Đây là tiềm năng lớn cho ngành nông nghiệp có thể khai thác và phát triển lĩnh vực thủy sản cho giai đoạn tới.