Tình hình vấn đề nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 39)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

1.2.1. Tình hình vấn đề nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1. Đầu tư phát triển nông nghiệp Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua có vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân.

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã tập trung đầu tư về mọi mặt: cơ sở vật chất (như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…) và tài sản trí tuệ.

Cụ thể:

Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp... Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với hình thức như: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị…

Ngoài ra, Nhà nước Thái Lan còn tính toán phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Thái lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.

Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2015 là kế hoạch cơ

cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê.

Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; Xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.2.1.2. Đầu tư phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ

Là một quốc gia Nam Á, Ấn Độ có dân số trên 1,2 tỷ người và diện tích 3,2 triệu km2, địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời của Ấn Độ gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp - ngành kinh tế chủ đạo đã nuôi sống các dân tộc Ấn Độ từ ngàn đời nay. Từ chỗ thiếu ăn, Ấn Độ vươn lên thành nước xuất khẩu (XK) lương thực nhờ biết đầu tư phát triển nông nghiệp, Nhà nước Ấn Độ đã có rất nhiều nỗ lực để có thể đảm bảo đủ lương thực cho người dân. Cụ thể như sau:

Ấn Độ chú trọng đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực: đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: tại 25 bang và 7 vùng lãnh thổ của Ấn Độ đều có các trường đại học chuyên về nông nghiệp. kinh nghiệm quan trọng là Ấn Độ sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm nhìn xa về nông nghiệp nên đã lo và thực hiện nghiêm túc trong cả nước từ 6-7 thập kỷ trước. Vì thế từ chỗ thiếu ăn, Ấn Độ trở thành quốc gia XK lương thực hàng đầu thế giới.

Đầu tư vào khoa học công nghệ, nổi bật là Cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng: từ những năm 1970, Ấn Độ đã để ra cuộc cách mạng xanh lúc đó

chưa có công nghệ biến đổi gen, các nhà khoa học nông nghiệp của nước này hướng vào việc chọn, lai giống để tìm ra những loại giống thích hợp với đất trồng của từng bang. Tiếp đó, Chính phủ Ấn Độ đề ra cuộc cách mạng Trắng để lo nguồn sữa cho người dân. Chính phủ trợ giá cho người chăn nuôi để đảm bảo ngay cả những người nghèo nhất cũng có được 1l sữa/ ngày.

Tuy vậy, cũng phải nói đến một số bất cập của ngành nông nghiệp ấn Độ. Trong khi GDP những năm gần đây tăng trung bình trên 6% thì tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ ở mức trên 3% ; vì vậy năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu… Điều đáng nói là canh tác nông nghiệp phần lớn trông chờ vào nguồn nước do mùa mưa đem lại. Mùa mưa, cũng là mùa gieo hạt và trồng cấy, thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào đầu tháng 9 hàng năm. Khi mùa mưa xê dịch, đến sớm hay muộn, lượng mưa ít thì sản xuất nông nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Mùa mưa năm 2009 đến chậm 3 tuần, lượng mưa lại ít hơn trung bình từ 50- 60 % tạo ra hạn hán nặng trên diện rộng.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam qua nghiên cứu về đầu tư phát triển nông nghiệp ở Thái Lan và ở Ấn Độ là: chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; ứng dụng công nghệ trong việc lai tạo giống mới cho năng suất cao, phát triển các sản phẩm đặc sản của từng vùng tạo nên thương hiệu riêng. Và một điều vô cùng quan trọng là hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, cần đưa ra được một vài giải pháp khắc phục những hậu quả xấu có thể xảy ra như chủ động trong việc tưới nước trong mùa khô hanh, nghiên cứu và trồng những giống cây trồng có tính chịu hạn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)