Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 90)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

3.6.1. Vấn đề tiếp cận thị trường tín dụng

Trong những năm qua, nguồn tín dụng đã góp phần quan trọng để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn của Việt Nam có những bước phát triển ấn tượng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, tại tỉnh Thái Nguyên, vai trò của thị trường tín dụng vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Qua tìm hiểu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, ta thấy: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là không có, trong khi đó vẫn chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ các hộ kinh doanh. Một lý do không nhỏ ảnh hưởng tới huy động vốn đó là việc tiếp cận nguồn vốn, vay vốn tại các Ngân hàng thương mại còn rườm rà, khó khăn, đã ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư, mở rộng, hiện đại hóa, cơ khí hóa trong sản xuất của các chủ hộ, HTX. Để khắc phục thực trạng này, cần mở rộng hơn

nữa các chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, huy động tối đa nguồn lực vốn đầu tư từ thành phần kinh tế này.

3.6.2. Cơ sở hạ tầng

Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chú trọng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp. Có thể nói, hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quyết định tới việc thu hút vốn đầu tư phát triển cho ngành nông nghiệp. Thực tế đã chứng minh, giai đoạn 2011 - 2015, song song với sự đầu tư tốt cho hệ thống cơ sở hạ tầng, đó là sự gia tăng về các dự án và vốn đầu tư từ nguồn ngoài vốn ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp.

3.6.3. Cơ chế, chính sách

Lãnh đạo Trung ương và địa phương đã và đang rất quan tâm đến vấn đề tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, luôn coi phát triển nông nghiệp là một trong những chính sách quan trọng, hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Trung ương và địa phương đã ban hành, tổ chức, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, cụ thể:

3.6.3.1. Chính sách do Trung ương ban hành

- Chính sách miễn, giảm, cấp bù thủy lợi phí theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP;

- Hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số: 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

- Hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;

- Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 và QĐ 1776/2012/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế QĐ 193/QĐ-TTg);

- Chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất GĐ 2011-2015 theo QĐ 147/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015: Thực hiện theo Quyết định số: 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015.

- Chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư lâm sinh, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng theo QĐ số 73/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế đầu tư xây dựng lâm sinh; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 và số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng GĐ 2011-2020.

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ và Nghị định số: 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 thay thế Nghị định số 61/2010/NĐ-CP.

- Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ GĐ 2015- 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định tại QĐ 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014.

- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tại QĐ 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012.

- Chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc:

+ Chương trình giảm nghèo, áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư CSHT huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao: CT 135, QĐ 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011.

+ Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo QĐ 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009.

3.6.3.2. Chính sách do tỉnh Thái Nguyên ban hành

- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh: Thực hiện theo các Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Phương án sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, thuỷ sản của tỉnh hàng năm.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh: theo Quyết định số: 29/2012/QĐ-UBND ngày 13/9/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành qui định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Chính sách hỗ trợ phát triển cây Chè trên địa bàn tỉnh: Thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh số: 2679/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của phê duyệt đề án phát triển cây Chè tỉnh Thái Nguyên GĐ 2011-2015.

- Hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Thực hiện theo Quyết định số: 1969/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 của UBND tỉnh V/v phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015.

Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 ban hành quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung GĐ 2013-2015 theo Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015.

- Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm GĐ 2013-2015 theo QĐ 315/QĐ-UBND ngày 20/02/2013 của UBND tỉnh phê duyệt dự án Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh GĐ 2013-2015.

Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 13/2/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020.

Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn (hiện nay Sở Lao động đang trình bổ sung thêm một số nghề được hỗ trợ).

- Chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc:

Đề án phát triển kinh tế xã hội ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc mông sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (QĐ 2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014).

3.6.3.3. Đánh giá về các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã tích cực triển khai nhiều cơ chế, chính sách của Trung ương nhằm hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu vực này như: chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hoạt động khuyến công; phát triển hệ thống chợ; chính sách tín dụng; cải cách hành chính… Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện một số chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào địa bàn, thông qua nhiều đề án, chương trình liên quan đến phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu vực kinh tế tập thể; bố trí ngân sách địa phương, nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu để hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, hệ thống các cơ chế, chính sách đề ra còn dàn hàng ngang, chính sách chưa chú trọng hỗ trợ khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm. Trong thời gian qua, tỉnh chưa ban hành được chính sách đặc thù liên quan đến khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp.

Thuế nông nghiệp ở đây gồm thuế đất, thuế đánh vào kết quả sản xuất nông nghiệp...có thể nói thuế có ảnh hưởng rất lớn đối với đầu tư vào việc sản xuất của người dân. Đối với thuế sử dụng đất, bên cạnh thuế suất thấp như hiện nay, các cơ quan chính quyền địa phương nên có mức thuế suất linh hoạt đối với từng loại đất và tránh tình trạng cứng nhắc. Ví dụ như nếu tính thuế bình quân cho các loại đất sẽ xảy ra tình trạng người chịu thiệt, người được hưởng lợi. Những người có mảnh xấu sẽ thiệt thòi hơn khi mà họ phải nộp thuế giống như những người có mảnh đất đẹp.

Trong mức thuế đánh vào kết quả sản xuất kinh doanh và lao động của người dân cũng cần phải có sự cân nhắc, đối với những hộ dân nghèo nên có những chính sách ưu tiên hơn nhằm khuyến khích và tạo động lực cho họ phát triển. Thuế nông nghiệp nên là công cụ để phân phối thu nhập chứ không nên là rào cản đối với việc làm giàu của người dân. Đối với các xã gặp khó khăn nên có sự miễn giảm thuế nhiều hơn. Nếu làm được như vậy sẽ tạo động lực cho các hộ kinh doanh và cá thể bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào phát triển nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao hơn.

3.6.5. Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nhà nước Trung ương và Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong ban hành chính sách vốn đầu tư, quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp Thái Nguyên khá đầy đủ và toàn diện, với nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, đạt kết quả quan trọng trong bảo vệ môi trường như tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới.

Bên cạnh đó, do tập trung phát triển công nghiệp nên chưa quan tâm đúng mức phát triển kinh tế nông nghiệp, chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp thấp, nguồn lực tỉnh hạn chế, lại tập trung vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng. Người dân và doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm hộ nông dân, trang trại,

hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp) trên địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế và nguồn lực, yếu kém về quản lý, kỹ thuật. Do vậy, dù số lượng doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại tăng khá nhanh nhưng công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoạt động nông nghiệp quá phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, xử lý ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát dịch bệnh yếu dẫn đến nhiều rủi ro trong nông nghiệp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

3.7. Đánh giá chung

3.7.1. Những kết quả đạt được

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015 đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tích cực như: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, chuyển dịch sử dụng đất có hiệu quả. Giá trị sản xuất ngành tăng trưởng cao. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đã từng bước tạo ra được vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung như chuyên canh sản xuất lương thực, vùng chè chất lượng cao, vùng sản xuất rau, quả, chăn nuôi tập trung.

Trong giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có xu hướng tăng, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách Nhà nước phục vụ đầu tư cho xây dựng và sửa chữa, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng về thủy lợi, vốn đầu tư và hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có xu hướng ổn định qua các năm. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa bước đầu đã được quan tâm.

Tỉnh đã quan tâm ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp, bước đầu cũng đã đem lại những hiệu quả nhất định, số dự án đầu tư vào nông nghiệp có xu hướng

tăng qua các năm, góp phần vào kết quả phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

3.7.2. Hạn chế

- Mặc dù tỉnh đã quan tâm ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng còn dàn hàng ngang, chính sách chưa chú trọng hỗ trợ khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)