Các nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến thương mại của một Tỉnh/Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến thương mại của một Tỉnh/Thành

tiến thương mại của doanh nghiệp

Giữa XTTM cấp tỉnh/ thành phố và XTTM của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp, hoạt động XTTM do các doanh nghiệp tự tiến hành, nên bị hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật.... Do vậy, doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ từ hoạt động XTTM ở cấp tỉnh/ thành phố.

- Đối với cấp tỉnh/ thành phố, XTTM cấp tỉnh/ thành phố góp phần định hướng, tạo điều kiện để hoạt động XTTM của doanh nghiệp hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể định hướng đúng về XTTM cần dựa trên cơ sở tổng hợp yêu cầu thực tế trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, XTTM của doanh nghiệp là tiền đề cho XTTM cấp tỉnh/ thành phố.

- XTTM cấp tỉnh/ thành phố đứng trên phương diện lợi ích quốc gia và địa phương, hỗ trợ và phục vụ những yêu cầu chung nhất cho các doanh nghiệp, còn XTTM của doanh nghiệp chỉ đứng trên lợi ích của từng doanh nghiệp, do đó có thể dẫn đến tình trạng lợi cho doanh nghiệp này nhưng bất lợi cho doanh nghiệp kia. Vì vậy, sự kết hợp giữa XTTM cấp tỉnh/ thành phố với XTTM của doanh nghiệp sẽ cho phép khai thác một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất các nguồn lực của tỉnh/ thành phố, của quốc gia nói chung và của bản thân doanh nghiệp nói riêng.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến thương mại của một Tỉnh/ Thành phố phố

1.1.5.1. Nhân tố khách quan

a. Sự quản lý nhà nước về XTTM cấp trung ương

Cơ quan XTTM trung ương giữ vai trò tham mưu cho Chính phủ ban hàng và thực thi các quy định pháp luật về XTTM nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Nhóm các yếu tố thuộc về quản lý của nhà nước là các chủ trương chính sách của Nhà nước tác động đến XTTM. Trong mỗi điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời kỳ mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước tác động vào XTTM sẽ khác nhau. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước sẽ tạo hành lang pháp lý cho XTTM.

Bên cạnh đó, xây dựng chính sách xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa cũng là nội dung hoạt động quan trọng của cơ quan XTTM trung ương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu và tiến tới xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.

Các yếu tố chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ quá trình ra quyết định xúc tiến. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là một trong những điều kiện tiền đề để hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược XTTM. Trong mọi hoạt động xúc tiến thì pháp luật luôn đi trước, sự thống nhất về mặt pháp luật được thể hiện dưới hình thức các hiệp định và mọi hoạt động xúc tiến được diễn ra khi các bên có sự thống nhất về mặt luật pháp.

Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường thành phần này được lưu ý là: - Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước - Chương trình kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.

- Mức độ ổn định chính trị, xã hội

Hệ thống pháp luật có tác động mạnh mẽ đến hoạt động XTTM. Nó có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế hoạt động xúc tiến.

b. Chính sách kinh tế của Chính phủ

Các chính sách kinh tế của Chính phủ có tác động rất lớn đến XTTM. Tùy thuộc từng quốc gia mà các hoạt động XTTM sẽ tập trung vào mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có điều kiện pháp lý để thâm nhập vào thị trường mới. Chính sách kinh tế có tính chất định hướng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng như hoạt động XTTM. Hiện nay khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế làm cho giao lưu thương mại giữa nước ta và các nước trong khu vực và thế giới tăng lên không ngừng. Để phát triển kinh doanh trên thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những hiểu biết nhất định về thị trường quốc tế, giới thiệu được hàng hóa của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng được hình ảnh đẹp của doanh nghiệp. Kinh tế đối ngoại của đất nước phát triển sẽ tạo điều kiện cho XTTM phát triển và ngược lại.

Với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, những thành tựu phát triển về khoa học, công nghệ, về kỹ thuật quản lý, kinh doanh, những thiết bị máy móc tiên tiến trên thế giới được chuyển dịch nhanh chóng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do đó, trình độ kinh nghiệm XTTM cũng vì thế mà yêu cầu được tăng lên.

1.1.5.2. Nhân tố chủ quan

a. Chiến lược, chính sách XTTM của Tỉnh/Thành phố

Chiến lược, chính sách XTTM của Tỉnh/Thành phố phải phù hợp với chiến lược phát triển xuất khẩu quốc gia; chiến lược phát triển ngành hàng và mục tiêu của Chương trình XTTM quốc gia. Đơn vị chủ trì chứng minh được chương trình xuất phát từ nhu cầu XTTM của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu. Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có khả năng lượng hóa, và tính khả thi cao.

Về tổng thể, hoạt động XTTM phải rõ ràng, đảm bảo tính tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và tiết kiệm; phân tích rõ đối tượng mục tiêu, mặt hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu từ đó đề ra các biện pháp phù hợp. Về chi

tiết, phải làm rõ nội dung các hoạt động chính, phương thức triển khai, kế hoạch, tiến độ thực hiện chương trình.

b. Nguồn lực

- Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công, chiếm vị trí đầu tiên trong các nhân tố bên trong tác động đến XTTM. Con người với năng lực của họ mới lựa chọn đúng phương án, chiến lược XTTM và sử dụng các sức mạnh khác của họ như tài chính, công nghệ, kỹ thuật… một cách hiệu quả nhất.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Đây là yếu tố tăng cường hiệu quả công tác XTTM. Việc trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc tại các phòng, ban, đơn vị làm công tác XTTM góp phần giúp công tác XTTM được thực hiện hiệu quả, cung cấp các thông tin nhanh chóng đến cho các doanh nghiệp, quảng bá hoạt động XTTM đến nhiều nơi.

- Nguồn tài chính: Tỉnh /Thành phố khi xây dựng chương trình XTTM cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, sát thực tế, phù hợp với các quy định hiện hành. Đảm bảo được kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động XTTM.

c. Điều kiện đảm bảo XTTM

XTTM đạt được mục tiêu đề ra khi công tác tổ chức, đảm bảo XTTM được quan tâm đúng mức. Khi tiến hành chương trình XTTM thì trước hết phải xây dựng kế hoạch cũng như chương trình hành động một cách khoa học. Trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra giám sát để hoạt động XTTM đạt hiệu quả cao nhất.

Tổ chức XTTM phải có mạng lưới hoạt động rộng khắp đến các doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp; Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, rõ ràng nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chương trình XTTM của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)