Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh thương mại của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh thương mại của tỉnh

tỉnh Thái Nguyên

4.1.2.1.Thuận lợi

- Với vị thế nằm ở cửa ngõ vùng miền núi Trung du Bắc Bộ, cách thủ độ Hà Nội không xa, Thái Nguyên có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển hoạt động thương mại, đặc biệt là thu hút các sản phẩm, đặc sản của khu vực để cung ứng cho thị trường trong nước.

- Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua là cơ sở quan trọng trong phát triển thị trường của tỉnh với qui mô ngày càng lớn hơn của cả cung và cầu hàng hoá, qua đó tạo ra môi trường thuận lợi để các hoạt động thương mại phát triển nhanh hơn với qui mô và phạm vị lớn hơn.

- Sự phát triển về cơ sở hạ tầng giúp Thái Nguyên ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn trong không gian thị trường cả nước. Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường và các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Các hoạt động giao lưu kinh tế và xã hội ở nước ta hiện đang có xu hướng ngày càng gia tăng hơn trong những năm vừa qua sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Thái Nguyên tận dụng được nhiều các cơ hội kinh doanh hơn.

- Nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu tiếp cận công nghệ hiện đại để phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao.

- Các cơ chế, chính sách của nhà nước ngày càng được hoàn thiện, minh bạch, tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Thái Nguyên.

- Nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực sẽ là lợi thế chủ yếu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng của Thái Nguyên. Dân số trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng nhanh, tạo nên lực lượng lao động trẻ tương đối dồi dào và có trình độ đào tạo tốt. Điều đó không chỉ cho phép Thái Nguyên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, chế biến các sản phẩm nông nghiệp ... mà còn mở ra khả năng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị tăng thêm lớn, qua đó sẽ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Hơn nữa, nếu các ngành sản xuất phát triển và giải quyết được việc làm tốt cho lực lượng lao động này, thì khối lượng thu nhập của dân cư trên địa bàn sẽ tăng lên mạnh mẽ và khối lượng cầu có khả năng thanh toán, cũng như cầu được thực hiện trên thị trường ngày càng cao hơn.

4.1.2.2. Khó khăn

- Xuất phát điểm về thương mại của tỉnh không cao làm ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

- Sự phát triển không đồng đều của cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn cũng như nguồn nhân lực, thu nhập dân cư cũng là những yếu tố làm hạn chế sự phát triển của ngành thương mại;

- Trình độ phát triển về khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý thấp làm cho Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển thương mại.

- Quy mô nền kinh tế nhỏ, cơ sở KCHT kinh tế - xã hội của tỉnh còn thiếu và chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, một số vấn đề xã hội chưa được giải quyết đã gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)