Kinh nghiệm xúc tiến thương mại của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm xúc tiến thương mại của một số nước trên thế giới

Nhằm tăng cường quan hệ thương mại song phương và đa phương, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều đã hình thành các cơ quan, tổ chức XTTM. Tại các quốc gia, tuy tên gọi có khác nhau song các cơ quan này đều có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động thương mại trong và ngoài nước. Ví dụ, tại Nhật bản, cơ quan XTTM quốc gia là Tổ chức XTTM ngoại thương Nhật Bản - JETRO, hay Trung Quốc là Hội đồng Phát triển Thương mại ngoại thương - CETRA, Thái Lan có Cục Xúc tiến xuất khẩu - DEP, tại Đài Loan là Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Loan …

1.2.1.1. Thái Lan

Thái Lan là một trong những quốc gia có “công nghệ” XTTM mạnh nhất trong khu vực, là quốc gia có cơ quan XTTM - Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) được thành lập từ năm 1952 - ngay từ khi Thái Lan còn là một nước có nền nông nghiệp chưa phát triển, chủ yếu xuất khẩu nông sản thì Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này. Với chiến lược chính là nhạy bén với nhu cầu của thị trường để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp, Cục xúc tiến xuất khẩu Thái Lan đã đặc biệt quan tâm và hỗ trợ doanh nghiệp ở năm lĩnh vực cụ thể

Thứ nhất là vấn đề thông tin thị trường. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều rất thiếu. Không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp về nhu cầu của thị trường, DEP còn giúp họ tìm hiểu về các tiêu chí đối với các sản phẩm đó ở các thị trường khác nhau để doanh nghiệp có thể tiếp cận.

Thứ hai là vấn đề nhân lực. Nhân lực cũng là một yếu tố hết sức qua trọng trong việc xây dựng chiến lược XTTM. DEP đẩy mạnh việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng thị trường cho các doanh nhân. Đồng thời, DEP thường xuyên tiến hành tổ chức các hội thảo, các khóa học với các diễn giả - đó là các doanh nhân thành đạt đến từ các tổng công ty lớn, các chuyên gia nước ngoài để mọi người để mọi nếu có thể chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ ba là vấn đề phát triển sản phẩm. Trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, giá thành là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là quyết định. Vì vậy, DEP đặc biệt chú ý hướng các doanh nghiệp tới thiết kế sản phẩm. Ngoài tổ chức các buổi hội thảo, Trung tâm XTTM Thái Lan còn khuyến khích đưa ra các thợ giỏi tới học hỏi ở những trung tâm thiết kế lớn như Tokyo, Milan… để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Thứ tư là vấn đề XTTM. Mỗi năm ngay ở trong nước, DEP đều tổ chức từ 11-12 cuộc triển lãm quốc tế về các mặt hàng như: thực phẩm, trang sức để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận và học hỏi được từ các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước bạn. Ngoài ra, DEP cũng thường xuyên tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi tham quan, tham gia triển lãm tại nước ngoài.

Thứ năm, DEP còn phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở 56 nước và vùng lãnh thổ để thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước.

Hiện tại DEP có gần 1000 nhân viên. Tuy đội ngũ nhân viên không nhiều nhưng nhân viên luôn hướng tới tính chuyên sâu. Mỗi người sẽ chỉ đảm nhận một ngành hàng cụ thể. Đội ngũ này cũng thường xuyên được cử đi học tập để nâng cao nghiệp vụ cả trong và ngoài nước.

Về kinh phí, hoạt động chính của DEP vẫn là ngân sách nhà nước và sự đóng góp thêm của các doanh nghiệp tùy thuộc vào các hoạt động cụ thể. Mỗi năm, bộ Thương Mại nhận được khoảng 6 tỷ Baht (hơn 18 triệu USD) từ ngân sách phân bổ. Hơn một nửa trong số này được dùng cho hoạt động XTTM.

1.2.1.2. Nhật Bản

JETRO là cơ quan XTTM của Chính Phủ Nhật Bản được thành lập từ năm 1958 với chức năng XTTM hai chiều giữa Nhật Bản và thế giới. Trải qua hơn 50 năm hoạt động và phát triển, JETRO đã hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp

Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động XTTM. Ngoài XTTM, gần đây JETRO còn được giao nhiệm vụ xúc tiến đầu tư của Nhật Bản.

JETRO có trụ sở chính đặt tại Tokyo và 36 văn phòng đại diện trên khắp Nhật Bản. Mạng lưới xúc tiến thương mại của JETRO tại nước ngoài gồm 73 Văn phòng đai diện tại 54 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, JETRO có hai Văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

JETRO hoạt động bằng nhiều nguồn kinh phí: nguồn ngân sách nhà nước tập trung được cấp trực tiếp từ Bộ Tài chính; nguồn ngân sách nhà nước cấp gián tiếp qua ngân sách địa phương, ngành trên cơ sở hợp đồng; các khoản thu khác (bao gồm phí hội viên, các hoạt động có thu).

Tại Việt Nam, JETRO đã mở văn phòng tại Hà nội từ năm 1993, và hiện nay JETRO phối hợp với các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động nhằm xúc tiến giao lưu kinh tế thương mại giữa hai nước. Các hoạt động của JETRO tại Việt Nam chủ yếu nhằm vào 3 mục tiêu chính: (1) XTTM hai chiều trong đó chú trọng vào nhập khẩu hàng từ Việt Nam sang Nhật Bản thông qua các hoạt động như: mời các doanh nghiệp Việt Nam sang tham dự HCTL tại Nhật Bản; cung cấp thông tin về nhà nhập khẩu Nhật Bản cho các công ty xuất khẩu của Việt Nam và giới thiệu sản phẩm Việt Nam cho khách Nhật..v..v…(2) Xúc tiến đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam: tiếp tục triển khai “Sáng kiến chung Việt- Nhật” nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; tư vấn, hỗ trợ các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản tiềm năng thông qua các Hội thảo xúc tiến đầu tư. JETRO cũng đã thành lập Văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam tại Hà Nội. Đây là mô hình mới được áp dụng thí điểm đầu tiên của văn phòng đại diện tại nước ngoài của JETRO. (3) Hỗ trợ phát triển nền kinh tế thị trường tại Việt Nam: phối hợp triển khai các dự án

ODA, hỗ trợ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) trong việc triển khai Thỏa thuận Đối tác Kinh tế (EPA) Việt Nam- Nhật Bản. …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)