Đối với các doanh nghiệp trong tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.2. Đối với các doanh nghiệp trong tỉnh

Phải nâng cao tính chủ động và vai trò doanh nghiệp tham gia các chương trình về XTTM và rõ ràng phải đổi mới về hình thức XTTM, gắn hiệu quả XTTM với xây dựng thương hiệu…

Trong bối cảnh sản xuất ngưng trệ, hàng hóa tồn đọng, thị trường đang co lại các doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động XTTM như là cơ hội để tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng để khơi thông sản xuất, giải quyết tình trạng bế tắc hiện nay.

Chủ động tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động XTTM, quảng bá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, để phát triển thị trường. Ðầu tư tài chính cho hoạt động marketing sản phẩm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý, có trình độ tay nghề cao, thông thạo ngoa ̣i ngữ có khả năng giao di ̣ch trực tiếp với khách hàng nước ngoài.

Các doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với Trung tâm XTTM cũng như giữa các doanh nghiệp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM. Phải đặt mục tiêu lâu dài và nghiêm túc khi tham gia các chương trình XTTM, tránh tình trạng tham gia để hưởng chế độ, chính sách.

Doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo hơn trong việc tìm hiểu thông tin,tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, tận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển để xác

định cho mình một chiến lược phù hợp, mặt hàng chủ lực và tìm kiếm những thị trường mới, để thường xuyên được tiếp cận các cơ hội mà hoạt động XTTM đem lại.

Đẩy mạnh mối liên kết giữa nhà sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu khoa học nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.

Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu, thì các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều vào khâu chế biến, xây dựng thương hiệu và nâng cao trình độ quản lý.

KẾT LUẬN

Công tác XTTM đóng vai trò là một hoạt động cần thiết đối với quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. XTTM là động lực quan trọng và tất yếu góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay nhằm khai thác, phát triển thị trường và phát huy lợi thế so sánh tương đối và tuyệt đối của tỉnh Thái Nguyên, là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành các hoạt động XTTM như:Tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, tập trung tháo gỡ khó khăn tìm kiếm thị trường, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và duy trì ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tích cực hưởng ứng cuộc vận động" Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các Hội chợ, Hội thảo uy tín trong và ngoài nước; đẩy mạnh hoạt động Thương mại điện tử... Qua đó, góp phần nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng; kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, kết quả mang lại từ hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh vẫn chưa cao, chưa phát huy được hết sức mạnh của XTTM.

Việc đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho hoạt động XTTM là một việc làm rất thiết thực để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, địa phương, đồng thời đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường trong nước và quốc tế.

Đề tài tập trung khảo sát thực tiễn việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tại Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên đã rút ra những vấn đề như sau:

Thứ nhất, đề tài đã trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về XTTM: Khái niệm, vai trò, nội dung, hình thức của XTTM.

Thứ hai, đề tài đi sâu vào thực trạng việc thực hiện hoạt động XTTM của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 – 2-14, từ đó đánh giá hiệu quả, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Thứ ba, đề tài đề nghị một số giải pháp có tính hệ thống nhằm hoàn thiện, tăng cường XTTM của tỉnh Thái Nugyên. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo môi trường và điều kiện để triển khai các giải pháp đã được đề xuất.

Những giải pháp mà Luận văn đưa ra có tính thực tiễn, xuất phát từ thực trạng XTTM của tỉnh Thái Nguyên, do đó có thể áp dụng được trong công tác tăng cường XTTM đối với tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó sẽ giúp đưa các sản phẩm trên địa bàn tỉnh mở rộng thị trường, các doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển về quy mô hoạt động, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực TMDN phía Bắc cũng như cả nước. Tuy nhiên do thời gian, năng lực và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cũng như chưa thể đánh giá sâu sắc một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả XTTM của tỉnh Thái Nguyên. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011, 2012, 2013, 2014).

2. Lê Việt Anh (2005), Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

3. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

4. Quỳnh Nhiên (2015), Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, http://baobinhduong.vn/day-manh-cac-hoat-dong-xuc-tien-thuong-mai- a120492.html, ngày 17/06/2015.

5. Thúy Nhung, Mạnh Chung (2008), Xúc tiến thương mại: Bí quyết của Thái Lan, http://vneconomy.vn/giao-thuong/xuc-tien-thuong-mai-bi- quyet-cua-thai-lan-60798.htm, ngày 4/4/2008.

6. Lê Hoàng Oanh (2014), Xúc tiến thương mại - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Quyết định 72/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia

8. Quyết định số 0912/QĐ-BCT, ngày 01/03/2011 về việc ban hành Tiêu chí đánh giá, thẩm định Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Bộ Công thương, ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2011.

9. Sàn giao dịch Thương mại Điện tử tỉnh Thái Nguyên, http://thainguyentrade.gov.vn/, http://thainguyentrade.vn/

10. Sở công thương tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2014. Chỉ tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2015

11. Sở công thương tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2010-2015

12. Sở Công thương Yên Bái, Học tập kinh nghiệm xúc tiến thương mại của Nhật Bản và Na Uy, http://sctyenbai.gov.vn/content/news/hoc-tap-kinh- nghiem-xuc-tien-thuong-mai-cua-nhat-ban-va-na-uy.

13. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2004), Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học đề tài “Một số giải pháp xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội.

14. Nguyễn Tiến Thuận (2007), Xúc tiến thương mại với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội

15. Phạm Tuyên, Pha ̣m Anh (2015), Chi trăm tỷ đồng xúc tiến thương mại, được gì, http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/chi-tram-ty-dong-xuc-tien-thuong- mai-duoc-gi-20150506140411888.chn.

16. Thông tư số 171/2014/BTC, Hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia

17. TS. Mia Mikie, Ủy ban kinh tế - xã hội Liên hợp quốc khu châu Á - Thái Bình Dương, (Viện nghiên cứu thương mại biên dịch) (2003), Xúc tiến thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ các năm 2011, 2012, 2013, 2014.

19. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015.

20. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 202.0.

21. Viện nghiên cứu thương mại - Ban nghiên cứu thị trường (2003), Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)