Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Những thành tựu đạt được

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số thế mạnh của tỉnh như sau:

- Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên có nhiều điều kiện để hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và giáo dục - đào tạo với nhiều địa phương trong nước, nhất là các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng TDMN phía Bắc và khu vực Hà Nội. Đồng thời, Thái Nguyên có khả năng rất lớn trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng TDMN phía Bắc và cả nước.

- Đối với các địa phương ở Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các thành phố lớn và các khu công nghiệp lớn, theo dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong thời kỳ đến năm 2020, Thái Nguyên có nhiều khả năng đẩy mạnh hợp tác trong việc cung ứng nguyên, nhiên liệu đầu vào cho một số ngành sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm mà Thái Nguyên có nhu cầu. Đồng thời, các cơ sở sản xuất của Thái Nguyên có thể đóng vai trò vệ tinh cho các khu công nghiệp lớn trong các vùng này, hợp tác sản xuất để cung ứng bán thành phẩm cho họ.

- Riêng trong lĩnh vực du lịch, Thái Nguyên có nhiều khả năng hợp tác có hiệu quả với một số tỉnh trong vùng như Bắc Kạn, Lạng Sơn và Quảng Ninh và với thủ đô Hà Nội để hình thành các tour du lịch đường dài, cung cấp cho khách du lịch những sản phẩm du lịch đa dạng hơn, có chất lượng cao hơn với chi phí rẻ hơn so với việc thực hiện các tour du lịch riêng lẻ.

Trong giai đoạn 2011 - 2014 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đạt được một số kết quả cụ thể:

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Trong đó: Công nghiệp Dịch vụ Năm 2010 21,466.1 4,561.7 8,485.5 7,130.9 8,418.9 Năm 2011 27,965.9 6,258.9 10,907.9 9,052.5 10,799.1 Năm 2012 32,664.2 7,078.5 12,993.0 10,733.5 12,592.8 Năm 2013 36,074.6 7,589.5 13,817.2 10,291.4 14,667.8 Năm 2014 43,791.7 8,327.6 19,256.0 15,619.2 16,208.1

Nguồn: Niêm giám thống kê Thái Nguyên 2014

- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (GRDP) theo giá hiện hành tăng dần từ năm 2011 - 2014 khi so sánh với năm 2010; tăng bình quân cho cả giai đoạn 2011 - 2014 là 27,15%, tăng cao hơn bình quân chung của cả nước là 5,45%.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế các ngành tỉnh Thái Nguyên

CƠ CẤU (%) Chia ra Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Trong đó: Công nghiệp Dịch vụ Năm 2010 21.3 39.5 33.2 39.2 Năm 2011 22.4 39.0 32.4 38.6 Năm 2012 21.7 39.8 32.9 38.6 Năm 2013 21.0 38.3 28.5 40.7 Năm 2014 19.0 44.0 35.7 37.0

Nguồn: Niêm giám thống kê Thái Nguyên 2014

- Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên đã chuyển dịch ổn định theo hướng: Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ - Nông, Lâm nghiệp.

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các ngành tỉnh Thái Nguyên Tốc độ phát triển (%) Chia ra (Cùng kỳ năm trước = 100%) Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Trong đó: Công nghiệp Dịch vụ Năm 2010 110.4 104.6 113.1 112.9 Năm 2011 108.7 105.1 111.4 110.9 Năm 2012 106.8 105.8 107.0 105.6 Năm 2013 106.2 105.5 104.6 94.5 Năm 2014 120.0 104.8 141.3 155.8

Nguồn: Niêm giám thống kê Thái Nguyên 2014

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2011 tăng 8,76%, đến năm 2014 tăng 18,6%, tính bình quân cho cả giai đoạn 2011 - 2014 tăng 10%/năm.

- Những điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực đã mang lại cho tỉnh Thái Nguyên tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về kim khí, chè và dệt may…

Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: nghìn USD

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân giai đoạn (%) Tổng giá trị xuất khẩu 98.854 142.269 136.626 245.389 8.966.787 1.018,42 Sản phẩm may mặc 56.295 65.403 75.111 153.949 167.044 136,12 Thiếc 1.393 2.193 5.710 4.537 5.802 156,29 Chè 10.501 11.596 10.779 14.578 10.272 102,27 Công cụ, dụng cụ 17.705 22.648 23.351 26.420 36.854 129,92 Giấy đế 1.954 2.221 2.376 2.423 2.515 106,6 Điện thoại các loại và linh kiện 0 0 0 0 8.169.340

Vonfram và sản phẩm vonfram 0 0 0 0 94.684

Hàng hoá khác 11.006 38.208 19.299 43.482 480.276 431,88

Xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 - 2014 có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2011 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt gần 142,3 triệu USD thì đến năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD, tăng gấp 90,7 lần so với năm 2010. Nếu tách riêng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến do dự án đầu từ nước ngoài vào Thái Nguyên thì cũng phải khẳng định rằng xuất khẩu Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng khá. có thể thấy giá trị xuất khẩu của tỉnh tăng liên tục, thị trường xuất khẩu được mở rộng.

Bảng 3.5: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tỉnh Thái Nguyên Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân giai đoạn (%) 9.288 11.608 13.365 15.964 18.057 118,1

Nguồn: Niêm giám thống kê Thái Nguyên 2014

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thị trường xã hội trên địa bàn tỉnh tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2014 là 18,1%. Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra giảm 6,9%.

3.1.3.2. Những tồn tại

- Cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chuyển dịch còn chậm. Chưa có sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu mặc dù đã chuyển dịch theo hướng tích cực song còn có sự khác biệt giữa các vùng tạo nên sự chênh lệch giàu nghèo, mức sống giữa các vùng.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa được cải thiện đáng kể, công tác giáo dục - đào tạo chưa thực sự gắn kết với sử dụng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chưa tương xứng với vị trí là trung tâm vùng về đào tạo. Trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn ở mức trung bình, chưa

tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy được thế mạnh của khoa học công nghệ trong phát triển và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm trong tỉnh đối với nền kinh tế.

- Tuy giữ được tốc độ tăng trưởng đồng đều giữa các năm, nhưng một số chỉ tiêu như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội còn thấp chưa đạt được mức tăng bình quân cả giai đoạn. Sức mua vẫn còn thấp chưa đạt chỉ số tăng bình quân của giai đoạn. Vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, khu vực, đặc biệt là khu vực miền núi vùng cao. Kết cấu hạ tầng thương mại phát triển chưa đồng đều, khu vực nông thôn miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư. Mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội khu vực nông thôn, miền núi chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 27%).

- Công tác xây dựng quy hoạch thương mại nói chung, Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng chưa sát với thực tế, bị động trong khâu quản lý quy hoạch... cho nên quy hoạch phải điều chỉnh bổ sung nhiều.

- Khả năng liên kết và tổ chức thị trường yếu, trình độ quản lý hạn chế. Công tác phân tích, dự báo thị trường để định hướng sản xuất kinh doanh chưa kịp thời. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng được thành lập, hoạt động còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả.

- Thương nhân tuy đông nhưng năng lực và vị thế còn yếu, khả năng cạnh tranh kém chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (95% - 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa), có nhiều hạn chế về nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

3.1.3.3. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống KCHT tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững

mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Với mục tiêu cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm;

GDP bình quân đầu người đạt 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 46 - 47 %, dịch vụ chiếm 39 - 40%, nông nghiệp chiếm 13-14% vào năm 2015; tương ứng đạt 47 - 48%, 42 - 43%, 9 - 10% vào năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020.

Thu ngân sách trên địa bàn 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020.

Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68 - 70% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)