Thực trạng XTTM của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng XTTM của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011-2014

Trong những năm qua kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng ngày ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Bên cạnh những thuận lợi có được, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong sân chơi toàn cầu, nhất là phải chịu những tác động xấu từ các biến động tài chính, tiền tệ thế giới. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các đơn vị và toàn thể nhân dân trong tỉnh, kinh tế Thái Nguyên vẫn có bước phát triển tích cực; Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 trên địa bàn đạt 18,6%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Cùng với sự phát triển đó, công tác XTTM của Thái Nguyên những năm qua cũng có nhiều chuyển biến và thu được những kết quả tích cực, phát triển hoà nhịp với sự phát triển chung của cả nước.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh hoạt động XTTM để thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới. Sản phẩm hàng hoá của Thái Nguyên đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Pakistan, Dubai, Đài Loan, Hoa Kỳ, Malaysia... Hoạt động thương mại nội địa luôn duy trì ổn định, hàng hóa ngày càng dồi dào, phong phú, chất lượng và mẫu mã được cải tiến hơn, số lượng hàng hoá tiêu thụ trong nước tăng mạnh.

Với trách nhiệm là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh, Trong những năm qua, Sở Công Thương Thái Nguyên nói chung và Trung tâm XTTM Thái Nguyên nói riêng thường xuyên quan tâm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội, ngành nghề trong tỉnh tổ chức sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động XTTM để từng bước thâm nhập, mở rộng thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:

Hàng năm, trên cơ sở định hướng chính sách hoạt động XTTM quốc gia, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình XTTM của tỉnh.

- Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên là cơ quan được UBND tỉnh giao trách nhiệm quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phổ biến định hướng xuất khẩu, thị trường trong nước và thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa theo chiến lược, quy hoạch và các đề án phát triển ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hướng dẫn xây dựng đề án XTTM theo quy định.

+ Quy định tiêu chí đối với các đề án XTTM phù hợp mục tiêu, yêu cầu của Chương trình.

+ Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch XTTM của tỉnh hàng năm. + Thẩm định và phê duyệt các đề án XTTM để tổng hợp đưa vào Chương trình hàng năm.

+ Tổ chức triển khai công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình XTTM của tỉnh.

+ Quản lý kinh phí XTTM của tỉnh.

+ Tổng hợp, đánh giá kết quả, báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện Chương trình.

- Sau khi Trung tâm XTTM tổng hợp đề án trình Giám đốc Sở Công Thương ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các phòng liên quan, Trung tâm XTTM thuộc Sở Công Thương, đại diện Sở Tài chính, do một lãnh đạo Sở Công Thương làm Chủ tịch. Hội đồng có trách nhiệm thẩm định các đề án, kế hoạch XTTM của đơn vị chủ trì xây dựng; tổng hợp trình Giám đốc Sở Công Thương phê duyệt.

- Trung tâm XTTM là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Sở Công Thương tổ chức thực hiện Chương trình. Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án xúc tiến thương mại theo quy định; tổng hợp trình Hội đồng thẩm định. Tổ chức triển khai công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án mà đơn vị chủ trì đã ký kết hợp đồng thực hiện với Trung tâm; tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí Nhà nước cấp cho Chương trình theo quy định; báo cáo Sở Công Thương tiến độ thực hiện và những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

3.2.2.2. Nghiên cứu thị trường

Hoạt động nghiên cứu thị trường được được thực hiện thông qua việc tiếp cận các báo cáo xuất khẩu của Cục XTTM và các tổ chức XTTM nước ngoài, thông qua hệ thống CNTT về XTTM, đặc biệt là tổ chức các đoàn khảo sát đi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các cuộc gặp gỡ giao thương.

- Trong giai đoạn từ năm 2011-2014, Trung tâm XTTM đã đi khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thu thập thông tin của 10 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhằm tìm hiểu và tạo ra những cơ hội cho ngành hàng của địa phương.

Thông qua khảo sát về XTTM tại các doanh nghiệp thì có thể thấy: một số doanh nghiệp sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có số lượng lớn công nghệ sản xuất, nhất là khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế, thương hiệu hàng nông sản còn ít, công tác quảng bá thương hiệu chưa đủ mạnh. Đơn vị sản xuất chưa quan tâm nhiều đến việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại HCTL trong nước và nước ngoài, sản phẩm đưa đến HCTL vẫn còn mang hình thức bán sản phẩm, chưa chú trọng, quan tâm đến mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn khó khăn ở một số lĩnh vực như: Công tác đào tạo, tập huấn, marketing, xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh, thông tin dự báo thị trường… Nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện được các thủ tục

về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa đảm bảo từ khâu chăm bón, sản xuất đến chế biến, đóng gói nhất là các làng nghề và cơ sản sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Công tác quy hoạch vùng nguyên liệu phát triển bền vững và chính sách bảo hộ sản xuất cần được quan tâm hơn nữa.

Ngoài những khó khăn kể trên, doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã bước đầu nắm bắt được nhu cầu thị trường, cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm, chú trọng đầu tư vào vùng nguyên liệu, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Trung tâm đã thu thập, xử lý thông tin về các nguồn nông sản trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa cho các tổ chức kinh tế - doanh nghiệp; Ký kết thỏa thuận hợp tác liên kết vùng nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm, ủng hộ và kích thích tiêu dùng hàng nông sản trong nước, kết nối nhu cầu kinh doanh giữa người sản xuất và người tiêu dùng, quảng bá cho hàng nông sản trong nước, tạo dấu hiệu nhận diện và tăng niềm tin vào nông sản trong nước.

Các đoàn cán bộ, doanh nghiệp trong tỉnh đã được Trung tâm tổ chức đi khảo sát thị trường nước ngoài và tổ chức tiếp đón các đoàn doanh nghiệp nước ngoài tới thăm và tìm hiểu thị trường Thái Nguyên. Một số hoạt động đáng chú ý trong giai đoạn này:

+ Từ ngày 21-25/5/2012 Chủ tịch hiệp hội chè Pakistan đã đến và làm việc với Sở Công Thương, Hội chè Thái Nguyên với mong muốn tăng cường hợp tác thương mại. Trung tâm làm cầu nối và xây dựng chương trình, nội dung làm việc giữa hai bên. Kết quả hai bên đã thống nhất đầu mối nhập khẩu chè của Pakistan là Hiệp hội chè, đầu mối của Thái Nguyên là Trung tâm XTTM Thái Nguyên cùng có trách nhiệm hỗ trợ cung cấp thông tin, đôn đốc doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu chè tăng về số lượng, chất lượng và giá thanh toán trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

+ Ngày 14/8/2012 Lãnh đạo hai Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên và thành phố Salo - Phần Lan đã ký thỏa thuận về hợp tác hỗ trợ công thương với

các nội dung tập trung vào tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại trên cơ sở lợi thế của từng bên và cùng có lợi.

3.2.2.3. Cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong hoạt động XTTM của Trung tâm XTTM Thái nguyên.

Trung tâm đã cung cấp cho doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm có nhu cầu thông tin về chính sách, pháp luật của nhà nước đối với ngành công thương; thông tin về tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh và các địa phương, khu vực khác trong và ngoài nước; tập quán trong thương mại quốc tế; các cải tiến, phát minh, sáng chế sản phẩm mới, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ với hàng sản xuất trong nước; thông tin, kiến thức về TMĐT, việc xây dựng thương hiệu, cơ hội giao thương của các doanh nghiệp trên địa bàn...

Các hình thức cung cấp thông tin bao gồm: Văn bản, bản tin kinh tế Công thương, Trang tin điện tử của Sở Công thương, Ấn phẩm chuyên ngành, Sóng phát thanh và truyền hình, Báo Thái Nguyên.... Trong đó nổi bật là các hình thức sau:

+ Bản tin kinh tế công thương: Được biên tập và xuất bản định kỳ hàng tháng nhằm phục vụ các độc giả về thông tin hoạt động của ngành, doanh nghiệp trên địa bàn, thông tin kinh tế trong tỉnh, các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước, về thị trường giá cả trong nước và quốc tế. Bản tin được chuyển đến 15 Trung tâm XTTM các tỉnh, thành phố có mối liên kết XTTM với Thái Nguyên. Với cách trình bày chuyên nghiệp sát và kịp với hoạt động của ngành nên được độc giả quan tâm và đánh giá cao.

+ Ấn phẩm: Năm 2011, Trung tâm XTTM đã xuất bản 2.000 cuốn sách “Thế mạnh chè” bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Trung để giới thiệu thương hiệu chè Thái Nguyên cùng các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực này với bạn bè trong nước và quốc tế. Năm 2011 và 2012 Trung tâm XTTM đã biên tập xuất bản cuốn “Sổ tay TMĐT” lần thứ nhất và lần thứ hai nhằm

phục vụ nhu cầu tìm hiểu TMĐT như: tiện ích của TMĐT, bán hàng trên Internet, mô hình Sàn giao dịch TMĐT, thanh toán trực tuyến, địa chỉ tin cậy cần tra cứu... góp phần phục vụ các độc giả quan tâm đến TMĐT một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

+ Trang tin điện tử: Trung tâm hiện quản trị, duy trì trang Website của Sở Công Thương tỉnh (http://congthuongthainguyen.gov.vn/) và Sàn giao dịch TMĐT (http://thainguyentrade.gov.vn/home/index.php). Tổ chức thông tin, tuyên truyền phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, mời doanh nghiệp tham gia các HCTL trong và ngoài nước trên Website Sở Công Thương.

- Trong quá trình đi khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã tư vấn cho các doanh nghiệp và cùng các đơn vị tháo gỡ khó khăn, giúp giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi liên kết tiêu thụ hàng nông sản bằng việc đa dạng hóa hình thức liên kết, trang bị cho doanh nghiệp về chính sách pháp luật, cách thức tiếp cận thị trường.

Để có thể tư vấn được cho các doanh nghiệp, trước đó Trung tâm đã có quá trình điều tra về những tiêu chí đủ điều kiện để đưa sản phẩm hàng hóa vào được với các trung tâm thương mại và siêu thị…

Nội dung tư vấn gồm:

+ Tư vấn giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu: Thương hiệu sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh; Thương hiệu sản phẩm làng nghề.

+ Tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Ứng dụng công nghệ mới giảm ô nhiễm môi trường; Sản xuất mặt hàng nông cụ phục vụ nông nghiệp. + Tư vấn đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đầu tư với thị trường Trung Quốc, Lào, Pakistan và tìm kiếm thị trường mới.

Hoạt động đào tạo, tập huấn giúp lực lượng làm công tác XTTM trang bị, bổ sung được nhiều kiến thức mới, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Trong thời gian qua, Trung tâm XTTM Thái Nguyên chủ động thực hiện việc đào tạo, tập huấn, đào tạo kỹ năng XTTM cho các cán bộ làm công tác XTTM của địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Bảng 3.6: Kết quả hoạt động đào tạo, tập huấn XTTM

Năm Số lớp Số học viên

2011 3 280

2012 5 370

2013 4 390

2014 4 410

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện nhiệm vụ các năm từ 2011 đến 2014 của Trung tâm XTTM tỉnh Thái nguyên

Hình 3.1: Cơ cấu đào tạo, tập huấn XTTM

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện nhiệm vụ các năm từ 2011 đến 2014 của Trung tâm XTTM tỉnh Thái nguyên

58%

20% 13%

9%

Ứng dụng TMĐT Nghiệp vụ XTTM

Có thể thấy, từ năm 2011 - 2014, Trung tâm đã tổ chức được các khoá đào tạo, tập huấn liên quan đến XTTM, tuy nhiên, số lượng các khóa đào tạo chưa nhiều. Cơ cấu đào tạo chủ yếu là về: Tuyên truyền, ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý, đơn vị làng nghề trên địa bàn tỉnh; tập huấn về nghiệp vụ XTTM. Hình thức đào tạo chủ yếu là tổ chức các khóa tập huấn, các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Các khóa học, tập huấn thường thu hút được số lượng hơn 100 người; thời gian tổ chức thường từ 01 - 03 ngày; giảng viên hầu như phải đi thuê.

Liên tục trong các năm qua Trung tâm cũng đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo - tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước (tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia, Nepan, Singapo) cho cán bộ công chức viên chức của đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển theo từng lĩnh vực XTTM đạt kết quả cao.

3.2.2.5. Tổ chức hội thảo, hội nghị liên quan đến XTTM

Từ năm 2011 - 2014 Trung tâm đã tổ chức và tham gia 14 cuộc hội thảo, hội nghị trong cả nước. Qua đó, các doanh nghiệp trong tỉnh được gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi, tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách, pháp luật; đồng thời có thể kiến nghị với chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước về những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động; cập nhật những kiến thức mới, những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Mặc dù số lượng các cuộc hội thảo, hội nghị không nhiều nhưng tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo ngày càng được nâng cao, từ công tác sắp xếp, bố trí và mời các chuyên gia, lựa chọn đối tượng tham gia. Nội dung các cuộc hội nghị, hội thảo cũng ngày càng được nâng lên, sát thực với tình hình thực tiễn, phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo thường xuyên có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Đây là một kênh thông tin không thể thiếu đối với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương. Qua đó Trung tâm sẽ nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp, những yêu cầu

thực tế đòi hỏi và phát sinh, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh, cho Bộ Công Thương và cho Chính phủ trong việc hoạch định những chính sách có liên quan tới các doanh nghiệp, tới hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại nói riêng.

3.2.2.6. Tổ chức hội chợ, triển lãm

Giai đoạn từ 2011 đến 2014 Trung tâm XTTM Thái Nguyên đã tổ chức và tham gia 38 phiên chợ, HCTL trong nước. Trung tâm đã tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi tham gia các Hội chợ Thương mại lớn trong nước: Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Phú Thọ, Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Nam, Bình Định, Cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)