Thay đổi trong môi trường thương mại quốc tế và quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Thay đổi trong môi trường thương mại quốc tế và quốc gia

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước đang tiến hành tái cơ cấu lại nền kinh tế, tạo ra một xu hướng mới là các nước trở nên phụ thuộc nhau hơn, cạnh tranh cũng như hợp tác giữa các nước trở nên phổ biến hơn, do đó việc điều chỉnh hoạt động thương mại cho phù hợp với diễn biến mới là việc làm rất cần thiết đối với các nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

* Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu

Về thị trường thế giới, đang có những vận động mạnh mẽ theo xu hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông, đang ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, từ chỗ chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990, đến nay được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và chiếm tới trên 30% thị phần trong xuất nhập khẩu toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang nổi lên trở thành những quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng không nhỏ trong nền kinh tế thế giới. Nằm trong khu vực năng động này, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Rõ ràng rằng, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.

Thị trường dịch vụ bán lẻ của Việt Nam được đánh giá có sức hấp dẫn thứ 3 trên thế giới, vì vậy được nhiều tập đoàn và công ty thương mại bán buôn và bán lẻ trên thế giới nhắm tới, trong đó thị trường Thái Nguyên với lợi thế riêng nên sẽ thu hút được một số đối tác, điều đó vừa tạo thêm những yếu tố thuận lợi để phát triển thương mại, vừa là điều kiện khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp thương mại của tỉnh do sự có mặt của các nhà phân phối nước ngoài.

Đến nay, Việt Nam đã mở cửa thị trường dịch vụ phân phối gồm cả 4 phân ngành (đại lý uỷ quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại) theo cam kết gia nhập WTO. Hiện nay, một số tập đoàn, công ty thương mại bán buôn và bán lẻ của Đức, Pháp, Nhật Bản ... đã có mặt ở một số thành phố lớn tại Việt Nam. Như vậy, cùng với quá trình thực thi các cam kết của Việt Nam, sự tham gia của các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Trung Quốc, Singapore... sẽ có ở Thái Nguyên vừa tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước với các đối tác này, vừa cải thiện cơ cấu thương mại hiện đại, đồng thời tạo sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành.

Tác động của TMĐT đến sự thay đổi toàn diện lĩnh vực phân phối, đặc biệt là sự xuất hiện các cửa hàng, siêu thị ảo hoặc giao dịch giữa các doanh nghiệp; Xu hướng cạnh tranh trong ngành để giảm chi phí chủ yếu bằng quy mô phân phối lớn, trình độ chuyên nghiệp hoá cao và tiêu chuẩn hoá mạng lưới phân phối... Những xu hướng này sẽ có tác động và chi phối nhiều đến cơ cấu của từng phân ngành cũng như đến tầm quan trọng của từng phân ngành trong ngành dịch vụ phân phối.

Như vậy có thể thấy trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển để hòa nhập với thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức, cạnh tranh cả ở thị trường trong và ngoài nước. Trong hoàn cảnh đó, công tác XTTM đã trở thành đòn

bẩy hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và mở rộng thị trường.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

* Sự liên kết kinh tế vùng và cả nước

Là tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên có thể gắn kết kinh tế với các tỉnh trong vùng TDMN Bắc Bộ. Những thị trường có mối quan hệ mật thiết trong tiêu thụ hàng nông sản, tư liệu sản xuất và cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất cho Thái Nguyên bao gồm :

- Thị trường các tỉnh TDMN phía Bắc: về mặt địa lý, Thái Nguyên cũng nằm trong lòng thị trường này nên có nhiều đặc điểm tương đồng trong phát triển kinh tế của vùng là đi lên từ thế mạnh ban đầu bằng sản xuất các mặt hàng nông sản và một số hàng nguyên liệu, công nghiệp phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, do vậy sự liên kết với khu vực thị trường này trong thu mua nguồn nguyên liệu nông sản, cây công nghiệp, nông nghiệp để chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Mặt khác, đây là vùng kinh tế có trình độ phát triển chưa cao, chủ yếu là những thị trường có nhu cầu tiêu dùng về lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống và các mặt hàng phục vụ cho sản xuất.

- Thị trường các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng: là khu vực có thế mạnh sản xuất hàng nông thuỷ sản và là vựa nguyên liệu cung cấp cho chế biến hàng nông thuỷ sản. Do vậy, Thái Nguyên có thể tiêu thụ các loại hàng nông, thuỷ sản được sản xuất ra từ khu vực thị trường này và cung ứng lại các nguồn nguyên liệu.

Đây là hai thị trường mà Thái Nguyên có thể cung cấp những mặt hàng nông sản như thịt gia súc, gia cầm, rau quả các loại và một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng do các doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất ... phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

- Thị trường Hà Nội: Thành phố Hà Nội là đối tác quan trọng có nhiều tiềm năng để kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết với tỉnh Thái Nguyên trong thu mua, chế biến hàng nông sản để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hà Nội là địa bàn trọng điểm của vùng Bắc Bộ, là thị trường lớn về tiêu thụ hàng hoá, do đó là cơ hội tốt cho Thái Nguyên tiêu thụ lương thực, thực phẩm, nguyên liệu từ nông, lâm, khoáng sản và vật liệu xây dựng ... Ngược lại Hà Nội cũng là thị trường lớn cung cấp cho Thái Nguyên máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, vật liệu trang trí nội thất, hàng công nghiệp tiêu dùng (thực phẩm chế biến, hàng điện máy,...) đây là cơ hội tốt để tỉnh Thái Nguyên phát triển, nhưng cũng là thử thách đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong tỉnh.

- Thị trường các tỉnh Nam Bộ: tuy cách xa Thái Nguyên nhưng là thị trường đầu mối tiêu thụ sản phẩm của Thái Nguyên và là trung gian xuất khẩu hàng hóa sang các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp của Thái Nguyên cũng có thể khai thác từ thị trường này một số hàng công nghiệp tiêu dùng như: hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất ...

*Xu hướng tiêu dùng và sử dụng dịch vụ phân phối

Xét về tập quán sinh hoạt của người Việt Nam nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng, trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cần có sự kết hợp để tạo ra một không gian giao dịch hàng hoá giữa các mô hình truyền thống và mô hình hiện đại, cụ thể như giữa chợ truyền thống và siêu thị, cửa hàng tiện ích.

- Xây dựng các chợ đầu mối bán buôn cấp tỉnh và cấp vùng; trong đó, chọn ra một số chợ để tiếp tục phát triển thành các sàn giao dịch, các trung tâm đấu giá.

- Phát triển các loại hình trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kho hàng, trung tâm logicstics và các loại hình TMĐT

(siêu thị "ảo", chợ "ảo"). Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại hiện đại này tại các khu vực thành thị; trong đó, qui mô và trình độ tổ chức sẽ giảm dần từ các thành phố, thị trấn, các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp và khu vực nông thôn.

- Đồng thời với việc phát triển các loại hình thương mại hiện đại là tăng cường ứng dụng các phương thức giao dịch, phương thức kinh doanh tiên tiến và hiện đại, như: liên kết chuỗi, nhượng quyền thương mại, mua bán qua mạng….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xúc tiến thương mại của tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)