5. Kết cấu đề tài
1.1.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với công trình
thủy lợi
Thực tế cho thấy công tác quản lý nhà nước về thủy lợi không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nó luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau và có thể tác động theo hai chiều cả tích cực và tiêu cực, phụ thuộc vào từng thời điểm và ở tại mỗi vùng khác nhau sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau. Có thể kể ra một số yếu tố sau:
- Các yếu tố về cơ chế, chính sách. - Các yếu tố về tài chính
- Các yếu tố về nguồn nhân lực
- Các yếu tố liên quan tới đặc điểm kỹ thuật của các công trình thủy lợi - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực
- Các yếu tố liên quan tới đặc điểm kỹ thuật của các công trình thủy lợi - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực thế giới
Kinh nghiệm của một số nước về chính sách thủy lợi phí cho thấy việc xác lập mức thu thủy lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp phải dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của dân để quyết định. Hầu hết các nước việc thu thủy lợi phí chỉ để trang trải chi phí vận hành và bảo dưỡng và hầu như vẫn chưa đủ chi bù đắp được khoảng 20 -70% cho chi phí vận hành, bảo dưỡng, thấp nhất là ấn Độ và Pakistan chỉ thu hồi được 20 -39%…. thực tế hiện nay, cả các nước đang phát triển và phát triển cũng đang tính lại chính sách về phí sử dụng nước và một số nước đã bắt đầu thu lại ít nhất một phần kinh phí ban đầu từ người sử dụng như Australia và Brazin.
* Kinh nghiệm của Trung Quốc: Chính phủ ban hành chính sách về
giá nước mang tính nguyên tắc giao cho địa phương trực tiếp quản lý công trình thủy lợi, quy định cụ thể cho phù hợp trên cơ sở lợi ích kinh tế và mức chi phí thực tế đã sử dụng, mức chi phí tính toán và ý kiến tham gia của người dân.