5. Kết cấu đề tài
4.2.4. Xây dựng ban tự quản công trình thủy lợi của cộng đồng hưởng tạo
thể chế cho cộng đồng làm chủ công trình
Sau khi đã phân cấp, chuyển giao quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi thì các địa phương cần xây dựng ban tự quản, thông qua các nhóm sử dụng nước được thành lập theo các nhóm hộ sử dụng nước cùng trên một tuyến kênh hoặc vị trí cư trú trong thôn xóm. Mỗi công trình có một ban tự quản do chính cộng đồng bầu ra, có cơ chế và Nghị quyết hoạt động như một HTX dùng nước. Mỗi ban tự quản có một trưởng ban, phó ban, một thư ký... và các thành viên trong ban tự quản. Ban tự quản tổ chức đại hội thành viên 2 năm một lần để thông qua đó các chủ trương liên quan như mức thu thủy lợi nội đồng, mức đóng góp công lao động để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình, các định mức khác... và để bầu ra các trưởng, phó ban, thư ký ban. Tuy nhiên các ban tự quản này phải hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản đó là “ tự nguyện, dân chủ, tập thể và theo điều lệ” do ban tự quản đề ra. Ban tự quản đóng vai trò quan trọng giúp cộng đồng tham gia quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi, thông qua để thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân sử dụng”. Nhờ đó mà sự bền vững và tuổi thọ công trình cũng được nâng cao.
Chức năng làm việc của ban tự quản các công trình thủy lợi, là một tổ chức thay mặt và tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng hưởng lợi thực hiện một số công việc:
- Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các cơ quan tư vấn trong khảo sát, thiết kế và thi công công trình một cách có hiệu quả nhất, bởi vì họ là người trực tiếp sống và làm việc ở nơi xây dựng công trình và cũng là người trực tiếp quản lý và sử dụng công trình đó sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Huy động sự đóng góp sức người và sức của vào việc xây dựng công trình cũng như công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa.
- Tham gia giám sát thi công cho đến khi hoàn thành công trình và nhận bàn giao quản lý và sử dụng công trình.
- Tổ chức các lớp tập huấn về quy trình vận hành công trình, kỹ thuật sử dụng nước cho các thành viên trong ban tự quản cũng như cho các cộng đồng hưởng lợi.
Trách nhiệm của ban quản lý sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi là: + Theo dõi quá trình vận hành tưới tiêu nước hợp lý.
+ Huy động nhân dân đóng góp kinh phí và ngày công để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi hàng năm.
+ Thông báo công khai tại các cuộc họp dân khi phải sử dụng nguồn tài chính huy động để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình thủy lợi.
Trách nhiệm của cộng đồng là:
+ Mỗi vụ phải nộp một phần lệ phí để chi cho việc quản lý.
+ Không được có bất cứ hành động gì có thể gây hư hỏng cho công trình. + Phải đóng góp đầy đủ ngày công và tài chính khi được ban tự quản huy động để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình thủy lợi.