Phương hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 91)

5. Kết cấu đề tài

4.1.4. Phương hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường

Theo Nghị quyết đại hội Đảng huyện Tam Đường lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020; đặc biệt trong báo cáo Đánh giá công tác thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2015; tình hình thực hiện năm 2016; triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2010 đã nhấn mạnh đến các phương hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường, cụ thể là:

- Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng nâng cao chất lượng công trình, quản lý khai thác công trình hiệu quả. Thực hiện xã hội hoá trong quản lý các công trình thuỷ lợi; phát triển các tổ quản lý thuỷ nông của nông dân. Đổi mới phương thức quản lý, tập trung đầu tư cải tạo bảo dưỡng, nâng cấp, các công trình thuỷ lợi đã có nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng các công trình. Trong đó:

+ Dự kiến đầu tư xây dựng mới 2 công trình đầu mối kiên cố, 22 km kênh mương kiên cố; Nâng cấp 4 đầu mối, 30 km kênh mương từ tạm lên kiên cố.

+ Tổng diện tích gieo trồng được đảm bảo tưới từ công trình thủy lợi đến năm 2020 là 4.807,9 ha, trong đó lúa là 4.160 ha (tăng 80 ha so với năm 2015); hoa màu là 608,6 ha (tăng 89,4 ha so với năm 2015); thủy sản là 39,3 ha (tăng 18,8 ha so với năm 2015).

+ Tiếp tục lập kế hoạch thực hiện xây dựng 01 hồ chứa đảm bảo cung cấp nước tưới và cấp nước sinh hoạt.

- Tham mưu cho tỉnh thực hiện tham gia ý kiến, thẩm định, kiểm tra các công trình nông nghiệp nông thôn theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được giao, chủ động tham mưu cho UBND huyện, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện ban hành các các văn bản chỉ đạo, điều hành; Triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị, ứng phó, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai với phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương có hiệu quả”...

- Tăng cường quản lý thực hiện theo quy hoạch. Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ thủy lợi và gắn với nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và các văn bản, chế độ chính sách, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về công tác thủy lợi.

- Củng cố, đổi mới, phát triển bền vững tổ chức thủy nông cấp huyện đến cơ sở, tăng cường đào tạo về quản lý vận hành và khoa học công nghệ cho các đơn vị quản lý thủy nông.

- Nâng cao năng lực trong phòng chống thiên tai; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý rủi ro, thiên tai; nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành các hệ thống thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đƣờng

4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về thủy lợi luật về thủy lợi

Trong tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật nói chung và chính sách về quản lý các công trình thủy lợi nói riêng, để phát huy tốt hiệu quả, đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống của đồng bào thì việc tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích trong công tác thủy lợi là một nhiệm vụ quan trọng.

Các địa phương cần tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, đặc biệt ở cấp xã; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý khai thác, đảm bảo quản lý khép kín các hệ thống công trình thuỷ lợi. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp hoạt động của các công ty, ban quản lý thủ nông các cấp, củng cố và kiện toàn các tổ chức hợp tác dùng nước, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.

Tăng cường các biện pháp tuyền truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác thủy lợi, để việc triển khai chính sách được thuận lợi. Giáo dục, vận động người dân tăng cường ý sử dụng điện, nước tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí nước (đắp bờ vùng, bờ thửa, lấy nước theo lịch cấp nước…).

4.2.2. Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý các công trình thủy lợi công trình thủy lợi

Trong quản lý công trình thủy lợi, để tổ chức quản lý tốt thì sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là một yếu tố tạo nên sự bền vững và hiệu quả của tổ chức đó. Chính vì vậy để huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia một cách tích cực và đầy đủ vào công tác quản lý và sử dụng cần thực hiện đảm bảo các yếu tố sau:

Một là: Người nông dân được giao quyền quản lý một phần hoặc toàn bộ hệ thống tưới. Việc trao quyền quản lý và sử dụng một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào quy mô công trình cũng như năng lực của tổ chức dùng nước. Bước đầu có thể quản lý một kênh nào đó, khi đã có kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý được nâng cao thì tổ chức dùng nước có thể đảm nhận quản lý toàn bộ hệ thống công trình.

Hai là: Cộng đồng hưởng lợi được tham gia vào quá trình hình thành và ra quyết định có liên quan đến các hoạt động quản lý công trình. Đây là điều khác biệt và được coi là then chốt chi phối phương pháp áp dụng trong quá trình vận động cộng đồng hưởng lợi, nó thúc đẩy họ tham gia một cách tự nguyện vào quản lý công trình thủy lợi. Thí dụ, đối với quản lý thủy nông cơ sở, nếu người dùng nước được biết và bàn mức thủy lợi phí, thủy lợi nội đồng thì sẽ tốt hơn là thông báo và yêu cầu họ biểu quyết về mức đóng ấn định trước. Như vậy cũng là tham gia, nhưng nếu ta thay đổi phương pháp thực hiện như trên sẽ làm cho các công trình thủy lợi phục vụ có hiệu quả và tạo nên sự bền vững.

Ba là: Cộng đồng sử dụng nước phải được đào tạo kỹ năng chuyên môn để quản lý hệ thống tưới nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Hiện nay, ở Công ty KTCTTL tỉnh cán bộ chuyên môn có trình độ đại học thủy lợi và trung cấp thủy lợi là rất ít chưa nói đến cán bộ thủy nông cấp cơ sở không có tài liệu, không được đào tạo và hướng dẫn thì không thể quản lý một cách có hiệu quả được.

Bốn là: Người sử dụng nước giám sát việc thực hiện các công việc đã được đề ra. Giám sát và đánh giá là khâu quan trọng trong chu trình quản lý và sử dụng. Giám sát bảo đảm cho các hoạt động theo đúng kế hoạch, phương pháp đề ra để tiến tới đạt được các mục tiêu, đồng thời đảm bảo tính dân chủ và công bằng trong hoạt động của các tổ chức dùng nước. Đánh giá nhằm điều chỉnh các hoạt động, các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện.

Năm là: Hoạt động của tổ chức, cộng đồng hưởng lợi phù hợp với luật pháp và chính sách, cơ sở của nó là “ Quy chế dân chủ ở cơ sở” đã được ban hành và thực hiện rộng rãi, Luật tài nguyên nước, Luật HTX cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Để đảm cho việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi tôi đưa ra phương pháp hướng dẫn gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thiết lập tổ chức dùng nước cơ sở. Trong giai đoạn này cần thực hiện các hoạt động sau đây:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng quản lý hệ thống thủy nông thông qua việc đánh giá tình hình quản lý các công trình thủy lợi. Phương pháp PRA (phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) cùng với nội dung và các chỉ tiêu đánh giá cần được thống nhất trước.

- Cộng đồng hưởng lợi tham gia thảo luận giải quyết những tồn tại để đưa ra biện pháp kỹ thuật trong quản lý.

- Hướng dẫn cộng đồng hưởng lợi thảo luận các điều khoản để xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức dùng nước, hoạt động quản lý vận hành các công trình... thảo luận mức thu thủy lợi phí nội đồng và hình thức đóng góp, cũng như quản lý tài chính.

- Thành lập và đăng ký hoạt động, đây là công việc không thể thiếu nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như quyền lợi của tổ chức dùng nước.

Giai đoạn 2: Hỗ trợ kỹ thuật. Đây là giai đoạn giúp cho cộng đồng hưởng lợi có kỹ năng về quản lý hoạt động của tổ chức dùng nước, kỹ năng quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình và quản lý tài chính. Các hoạt động trong giai đoạn này bao gồm:

- Hướng dẫn về quản lý tài chính;

- Hướng dẫn lập kế hoạch phân phối nước có áp dụng kỹ thuật về tưới tiêu, vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình khi gặp sự cố xẩy ra;

- Hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp;

- Hướng dẫn lập kế hoạch hoạt động của tổ chức dùng nước;

- Hướng dẫn nội dung và phương pháp giám sát các hoạt động của tổ chức dùng nước;

Giai đoạn 3: Đánh giá và điều chỉnh. Giai đoạn này cần thực hiện sau khi tổ chức dùng nước đã hoạt động ít nhất một vụ tưới chính. Đánh giá, xem xét tổ chức dùng nước sau một thời gian hoạt động có đạt được mục tiêu đề ra hay không và có gì không phù hợp để điều chỉnh. Các hoạt động chính ở giai đoạn này là:

- Hướng dẫn cộng đồng hưởng lợi cách đánh giá;

- Sau khi hướng dẫn đánh giá thì bắt đầu tổ chức đánh giá;

- Cuối cùng đi đến thảo luận và có gì không phù hợp để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể cũng như mục tiêu đề ra.

4.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý công trình thủy lợi

Trong điều kiện mới như hiện nay đặc biệt là chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân được thực hiện, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có đức, có tài và tâm huyết với công việc mới đảm đương được nhiệm vụ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường cũng như ở các xã. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ có trình độ tư duy, năng lực quản lý còn rất hạn chế, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng yếu kém, chắp vá nặng về lý thuyết, yếu về thực tế điều hành. Do vậy, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong

công tác đào tạo, bồi dưỡng đào tạo lại cho các cán bộ quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện cũng như cán bộ thủy nông cơ sở và trưởng các ban tự quản công trình.

Việc phân cấp quản lý sử dụng các công trình thủy lợi đã và đang được một số xã trong Huyện triển khai thực hiện, nên đi đôi với công tác hậu kiểm thì cần thiết phải tăng cường quán triệt việc thực thi luật khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng như đào tạo, bồi dưỡng năng lực. Vấn đề này cần tiếp tục triển khai, đảm bảo có kiến thức pháp luật đến được tận đơn vị cơ sở và những người trực tiếp thực hiện quản lý và sử dụng công trình.

4.2.4. Xây dựng ban tự quản công trình thủy lợi của cộng đồng hưởng tạo thể chế cho cộng đồng làm chủ công trình thể chế cho cộng đồng làm chủ công trình

Sau khi đã phân cấp, chuyển giao quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi thì các địa phương cần xây dựng ban tự quản, thông qua các nhóm sử dụng nước được thành lập theo các nhóm hộ sử dụng nước cùng trên một tuyến kênh hoặc vị trí cư trú trong thôn xóm. Mỗi công trình có một ban tự quản do chính cộng đồng bầu ra, có cơ chế và Nghị quyết hoạt động như một HTX dùng nước. Mỗi ban tự quản có một trưởng ban, phó ban, một thư ký... và các thành viên trong ban tự quản. Ban tự quản tổ chức đại hội thành viên 2 năm một lần để thông qua đó các chủ trương liên quan như mức thu thủy lợi nội đồng, mức đóng góp công lao động để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình, các định mức khác... và để bầu ra các trưởng, phó ban, thư ký ban. Tuy nhiên các ban tự quản này phải hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản đó là “ tự nguyện, dân chủ, tập thể và theo điều lệ” do ban tự quản đề ra. Ban tự quản đóng vai trò quan trọng giúp cộng đồng tham gia quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi, thông qua để thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân sử dụng”. Nhờ đó mà sự bền vững và tuổi thọ công trình cũng được nâng cao.

Chức năng làm việc của ban tự quản các công trình thủy lợi, là một tổ chức thay mặt và tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng hưởng lợi thực hiện một số công việc:

- Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các cơ quan tư vấn trong khảo sát, thiết kế và thi công công trình một cách có hiệu quả nhất, bởi vì họ là người trực tiếp sống và làm việc ở nơi xây dựng công trình và cũng là người trực tiếp quản lý và sử dụng công trình đó sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Huy động sự đóng góp sức người và sức của vào việc xây dựng công trình cũng như công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa.

- Tham gia giám sát thi công cho đến khi hoàn thành công trình và nhận bàn giao quản lý và sử dụng công trình.

- Tổ chức các lớp tập huấn về quy trình vận hành công trình, kỹ thuật sử dụng nước cho các thành viên trong ban tự quản cũng như cho các cộng đồng hưởng lợi.

Trách nhiệm của ban quản lý sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi là: + Theo dõi quá trình vận hành tưới tiêu nước hợp lý.

+ Huy động nhân dân đóng góp kinh phí và ngày công để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi hàng năm.

+ Thông báo công khai tại các cuộc họp dân khi phải sử dụng nguồn tài chính huy động để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình thủy lợi.

Trách nhiệm của cộng đồng là:

+ Mỗi vụ phải nộp một phần lệ phí để chi cho việc quản lý.

+ Không được có bất cứ hành động gì có thể gây hư hỏng cho công trình. + Phải đóng góp đầy đủ ngày công và tài chính khi được ban tự quản huy động để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình thủy lợi.

4.2.5. Đẩy nhanh công tác chuyển giao quyền quản lý công trình thủy lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi

Các công trình thủy lợi là những công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong nông thôn. Hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình này gắn liền với công tác quản lý và cộng đồng hưởng lợi. Thực tế kinh nghiệm ở các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An cho thấy các công trình thủy lợi càng gắn liền với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 91)