Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế-xã hội của người sử dụng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 57 - 87)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế-xã hội của người sử dụng nước

a. Các chỉ tiêu trong quản lý, duy tu công trình:

Phân tích cơ cấu tổ chức của ba công trình thủy lợi theo các mô hình: Công trình do công ty QLKT công trình thủy lợi quản lý, công trình do HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý và công trình do HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý nhưng có sự tham gia của người dân. Đồng thời dựa vào một số chỉ tiêu như:

- Chi phí cho vận hành và duy tu; - Thời gian lấy nước vào ruộng;

- Số ngày công nghĩa vụ dân đóng góp cho duy tu, bảo dưỡng công trình.

b. Các chỉ tiêu tính kết quả kinh tế - xã hội chung:

- Số lượng lao động quản lý sử dụng công trình thủy lợi - Cơ cấu lao động quản lý sử dụng công trình thủy lợi

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƢỜNG, TỈNH LAI CHÂU

3.1. Đặc điểm phát triển hệ thống các công trình thủy lợi của huyện Tam Đƣờng

Với địa hình chia cắt phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hệ thống sông suối phân bổ tương đối đều, các hệ thống sông suối chính như Nậm So, Sin Câu, Huồi Lược (xã Thèn Sin); Nậm Mu, Nậm Tàng, Nậm Pha (xã Bản Bo); Nậm Dê, Nậm Đích ( Bình Lư, Thị trấn). Vì vậy huyện Tam Đường đã quy hoạch hệ thống công trình phục vụ tưới tiêu đều bắt nguồn từ các sông suối bắt nguồn từ chân các dãy núi.

Do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm lượng mưa lớn (2.500 mm/năm) tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 - 10 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm), huyện Tam Đường có nhiều tiềm năng về nguồn nước cung cấp cho các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu nguồn nước ngày càng có nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt, mặt khác địa bàn dân cư sống phân tán, không tập trung đã gây nhiều khó khăn cho công tác đầu tư xây dựng cũng như công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp thì yêu cầu đặt ra đối với ngành thủy lợi là rất lớn để có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về nước tưới cũng nhu hạn chế những tác hại do nước gây ra dối với sản xuất nông nghiệp. Để phát huy hết hoạt động của hệ thống thủy lợi và đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng năm huyện Tam Đường đã tăng lượng đầu tư khá lớn cho phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi trên cơ sở nguồn vốn được phân bố để cân đối đầu tư cho phù hợp, đặc biệt ưu tiên chương trình bê tông hóa kênh mương, phần đấu đạt và vượt mức chi tiêu của huyện, đảm bảo nâng cao một về công suất tưới tiêu và hệ thống tưới tiêu.

Để đáp ứng hơn nữa cho ngành sản xuất nông nghiệp thì huyện đã tập trung phát triển thủy lợi ở những vùng hay xẩy ra hạn hán, thiếu nước vào mùa khô. Bên cạnh công tác nâng cấp tu bổ các công trình hiện có, huyện Tam Đường có chủ trương vận động quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù với với từng địa phương, từng vùng sinh thái. Việc phát triển thủy lợi được coi là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề cho sự nghiệp CNH - HĐH. Theo báo cáo và định hướng phát triển thủy lợi của Huyện đến năm 2020 mục tiêu là, giải quyết 90% tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.

Đặc điểm cụ thể của hệ thống thủy lợi của huyện được thể hiện: Huyện Tam Đường có 3 hệ thống sông suối chính là hệ thống suối Nậm So - Sin Câu - Huồi Lược; hệ thống suối Nậm Mu - Nậm Tàng - Nậm Pha; và hệ thống suối Nậm Dê - Nậm Đích. Để khai thác và sử dụng nguồn nước của 3 hệ thống sông suối trên phục vụ cho sản xuất và đời sống, đến nay huyện đã đầu xây dựng được 176 công trình thủy lợi, trong đó có 118 công trình đầu mối kiên cố. Chiểu dài hệ thống công trình tưới tiêu toàn huyện là 392 km, gồm 109,3 km kênh tưới tiêu cấp I, 62,4 km kênh tưới tiêu cấp II, 149,9 km kênh cấp III và 70,4 km kênh cấp IV (Bảng 3.3). Ngoài ra, còn có 967 cầu cống phục vụ cho công tác thủy lợi.

Bảng 3.1. Tổng hợp các công trình thủy lợi của huyện Tam Đƣờng đến năm 2015 Hệ thống công trình Số CT (CT) Đầu mối (Kiên cố) Đầu mối tạm Chiều dài kênh (km) Tổng số 176 118 58 392 1. Kênh cấp I 6 6 0 109,3 2. Kênh cấp II 17 15 2 62,4 3. Kênh cấp III 112 97 15 149,9 4. Kênh cấp IV 41 0 41 70,4

- Đặc điểm về mặt kỹ thuật: Tất cả các vấn đề liên quan đến công trình thủy lợi như dạng công trình, cao trình các hạng mục công trình, bình độ diện tích tưới, tiêu, thiết kế hệ thống kênh dẫn, kích thước các hạng mục xây dựng trên kênh đều do các đơn vị tư vấn Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Lai Châu khảo sát thiết kế tính toán thực hiện. Trong quá trình sử dụng, các kỹ thuật liên quan đến vận hành công trình thủy lợi cũng như quy trình kỹ thuật tưới, quản lý các loại cống điều tiết, kỹ thuật bảo dưỡng công trình phần lớn là do cán bộ trạm thủy nông Huyện kết hợp với cán bộ của Công ty khai thác công trình thủy lợi đảm nhiệm.

- Đặc điểm về xây dựng: Các công trình thủy lợi của huyện Tam Đường hầu hết được xây dựng do các đơn vị thi công chuyên nghiệp đảm nhận tất cả các hạng mục công trình và sử dụng 100% vốn ngân sách Nhà nước. Các cộng đồng dân cư không tham gia xây dựng hoặc nếu có chỉ dưới hình thức hợp đồng trả lương theo mức khoán thỏa thuận. Chỉ có ở một số công trình thủy lợi nhỏ do HTX quản lý, thì cộng đồng bỏ ra một số ngày công nhất định để tham gia xây dựng như kênh mương nội đồng theo pháp lệnh nghĩa vụ công ích.

- Đặc điểm về quản lý: Trên danh nghĩa có hai hình thức quản lý đối với các công trình thủy lợi ở huyện. Nhà nước quản lý thông qua Công ty thủy nông của huyện và HTX quản lý. Việc thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật liên quan đến các công trình thủy lợi nhỏ được giao cho các HTX quản lý, sử dụng và vận hành.

3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nƣớc đối với các công trình thủy lợi tại huyện Tam Đƣờng

Hiện trang nguồn nhân lực của các huyện miền núi nói chung, huyện Tam Đường nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Lao động có trình độ chuyên môn cao (trình độ đại học, trên đại học) còn thiếu và yếu, chủ yếu là trình độ

trung cấp và chưa qua đào tạo. Theo kết quả khảo sát của Phòng thương binh và xã hội huyện Tam Đường (năm 2014) về trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm các xã tại huyên Tam Đường cho thấy: Đa phần cán bộ chuyên trách (địa chính, giao thông, thủy lợi, môi trường,...) có trình độ trung cấp hoặc chưa qua đào tạo, trình độ đại học rất ít, mỗi xã chỉ có khoảng 2-3 cán bộ có trình độ đại học (Bảng 3.4).

Về nguồn lao động phục vụ công tác QLNN về thủy lợi, toàn địa bàn huyện Tam Đường tính đến năm 2016 có duy nhất 2 người có trình độ đại học (kỹ sư thủy lợi), 18 cán bộ có trình độ chuyên môn trung cấp phụ trách chung cho công tác nông nghiệp (bao gồm cả giao thông, thủy lợi, địa chính, khuyến nông), còn lại đại bộ phận cán bộ tham gia công tác thủy lợi chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn. Trong 3 xã nghiên cứu, mỗi xã có duy nhất 01 cán bộ tốt nghiệp trình độ trung cấp phụ trách lĩnh vực thủy lợi.

Hạn chế về trình độ chuyên môn gây khó khăn rất lớn trong công tác QLNN đối với các CTTL. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, vững về công tác thủy lợi mới có thể quản lý tốt các CTTL. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTTL hiện có. Vì vậy đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các xã, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý khai thác CTTL phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nông nghiệp. Trong những năm gần đây, huyện Tam Đường cử nhiều đợt cán bộ tại các xã đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, tuy nhiên đa phần tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, học chuyên tu, tại chức, khi tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Bảng 3.2. Trình độ nguồn nhân lực của cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm các xã tại huyện Tam Đƣờng

STT Tên xã Trình độ Đại học Trình độ trung cấp Chƣa qua đào tạo Tổng số 1 Sùng Phài 1 14 15 30 2 Giang Ma 2 11 16 29 3 Bình Lư 4 11 12 27 4 Tả Lèng 2 19 11 32 5 Nùng Nàng 3 21 9 33 6 Bản Giang 4 16 13 33 7 Khum Há 3 9 17 29 8 Nà Tăm 4 14 8 26 9 Sơn Bình 5 21 11 37 10 Hồ Thầu 3 15 9 27 11 Bản Bo 3 12 21 36 12 Thèn Sin 5 16 13 34 13 Bản Hon 4 14 11 29 14 TT. Tam Đường 31 22 8 61

(Nguồn: Phòng Thương binh và xã hội huyện Tam Đường, 2014)

3.3. Tình hình phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với các công trình thủy lợi tại huyện Tam Đƣờng

Tại tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Tam Đường nói riêng, các công trình thủy lợi lớn (trên 50 ha) đều do cấp tỉnh (Công ty TNHH một thành viên quản lý thủy nông) sử dụng và quản lý. Các công trình thủy lợi nhỏ thường giao cho Ban quản lý thủy nông cấp xã tại địa phương quản lý và sử dụng.

3.3.1. Tình hình quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi cấp huyện

Hiện nay các công trình thủy lợi cấp huyện quản lý giao cho Công ty TNHH thủy nông tỉnh quản lý chủ yếu là các công trình đầu mối và kênh cấp I, cấp II, tổng số là 23 công trình với tổng chiều dài 171,7 km, được thể hiện cụ thể ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi cấp huyện năm 2015 Hệ thống công trình thủy lợi Số công trình (CT) Chiều dài kênh (km) Số công trình trên kênh (CT) 1. Kênh cấp I 6 109,3 114

a. Kênh bê tông, gia cố 4 97,3 75

b. Kênh đất 2 12 39

2. Kênh cấp II 17 62,4 89

a. Kênh bê tông, gia cố 9 32,2 13

b. Kênh đất 8 30,2 76

3. Hệ thống cống 213 -

4. Số trạm bơm 3 - 0

(Nguồn: Công ty TNHH thủy nông huyện Tam Đường, 2016)

Qua bảng 3.3 ta thấy hệ thống công trình thủy lợi do Công ty thủy nông tỉnh quản lý và sử dụng như sau:

Kênh cấp I có 6 công trình, tổng chiều dài là 109,3 km, trong đó kênh bê tông và gia cố là 97,3 km (chiếm tới 89,02%), còn lại là kênh đất 12,0 km (chiếm 10,98%). Tuy nhiên, các kênh này đã qua sử dụng nhiều năm và có phần xuống cấp nên đã bị hao tổn, thất thoát nước tưới.

Kênh cấp II có 17 công trình, tổng chiều dài 62,4 km, trong đó kênh bê tông và gia cố là 32,2 km (chiếm 51,6 %), kênh đất 30,2 km (chiếm 48,4%). Hệ thống kênh tưới cấp II đã được đầu tư nhưng vẫn ở mức thấp, nên khi nước từ kênh cấp I vào tới kênh cấp II chảy tới hệ thống kênh mương nội đồng đã bị thất thoát một lượng nước không nhỏ.

Hệ thống trạm bơm và cống điều nước trên địa bàn huyện Tam Đường hiện có 3 trạm bơm, 213 cống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 4704,1 ha, trong đó diện tích lúa là 4082,5 ha, diện tích hoa màu là 537,1 ha và diện tích thủy sản là 84,5 ha Ngoài ra trạm thuỷ nông còn quản lý 320 công trình trên kênh như hệ thống cầu qua lại, cầu máng,...

Vai trò, tầm quan trọng của các công trình thủy lợi do huyện quản lý đối với sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác và phục vụ đời sống dân sinh là hết sức to lớn. Mặc dù đã được sửa chữa và tu bổ thường xuyên nhưng do là huyện miền núi, Tam Đường thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là hiện tượng lũ quét và sạt lở đất nên nhiều công trình vẫn còn tình trạng hư hỏng dẫn đến hoạt động của các công trình này không phát huy hết công suất thiết kế. Theo kết quả điều tra khảo sát hiện trạng các công trình thủy nông của huyện ngày 14 tháng 7 năm 2016 toàn huyện có 11 công trình thủy nông do huyện quản lý bị hư hỏng, hơn 20,6 km công trình cần nâng cấp sửa chữa do mưa lũ đầu năm 2016.

Qua tìm hiểu thực tế việc quản lý các công trình thủy lợi cấp huyện hoàn toàn do Công ty thủy nông quản lý, chưa thấy các ban hoặc các nhóm đặc biệt là cộng đồng hưởng lợi từ các công trình tham gia quản lý và vận hành. Sự tham gia của người dân là rất ít, chỉ tham gia vào tuyến kênh nội đồng (cấp III + cấp IV), với mức độ còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho công trình thủy lợi khi đưa vào hoạt động kém hiệu quả so với mức thiết kế phục vụ.

3.3.2. Tình hình quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi cấp xã

Công trình thủy lợi do các xã quản lý và sử dụng là các công trình có quy mô nhỏ (dưới 50 ha), chủ yếu chỉ phục vụ một thôn, một làng. Quản lý tổng cộng 153 công trình với tổng chiều dài lên tới 220,3 km. Tuy nhiên, các địa phương trong huyện ngoài việc sử dụng các công trình trực tiếp quản lý mà còn sử dụng các công trình thủy lợi do trạm thủy nông của huyện quản lý.

Qua bảng 3.6 cho thấy hệ thống công trình thủy lợi do các xã trong huyện quản lý và sử dụng với mật độ khá dày đặc. Tuy nhiên, hệ thống kênh

mương hiện nay vẫn còn gia cố nhiều, tỷ lệ kênh bê tông cứng hóa còn thấp. Trong 153 km kênh thủy lợi do các địa phương quản lý, chỉ có 80 km kênh mương cấp 3 là kênh bê tông (chiếm 52,3%), còn lại là kênh đất. 41 km kênh mương cấp 4 toàn bộ đều là kênh đất. Đây là kênh trực tiếp dẫn nước vào ruộng của xã viên, gây ra hiện tượng thất thoát nước tưới là rất lớn. Ngoài ra, ý thức sử dụng nước bừa bãi của các xã viên đã làm giảm hiệu quả phục vụ từ các công trình thủy lợi giảm đáng kể.

Bảng 3.4. Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi cấp xã huyện Tam Đƣờng năm 2015

Hệ thống công trình thủy lợi

Số lƣợng công trình

(CT) Chiều dài (km) A. Tình hình quản lý: 153 công trình, 220,3 km chiều dài

1. Kênh cấp III 112 149,9

a. Kênh bê tông, gia cố 80 82,9

b. Kênh đất 32 67

2. Kênh cấp IV 41 70,4

a. Kênh bê tông, gia cố 0 0

b. Kênh đất 41 77,6

3. Hệ thống cống 754 -

B. Tình hình sử dụng: 176 công trình: 392 km chiều dài

1. Kênh cấp I 6 109,3

a. Kênh bê tông, gia cố 4 97,3

b. Kênh đất 2 12

2. Kênh cấp II 17 62,4

a. Kênh bê tông, gia cố 9 32,2

b. Kênh đất 8 30,2

3. Kênh cấp III 112 149,9

a. Kênh bê tông, gia cố 80 82,9

b. Kênh đất 32 67

4. Kênh cấp IV 41 70,4

a. Kênh bê tông, gia cố 0 0

b. Kênh đất 41 77,6

3. Hệ thống cống 967 -

4. Số trạm bơm 3 -

Qua nghiên cứu thực tế, điều tra phỏng vấn cán bộ làm công tác thủy lợi cho thấy hệ thống công trình thủy lợi do các xã quản lý trên địa bàn huyện Tam Đường đang có nguy cơ bị xuống cấp, hư hỏng tương đối nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 57 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)