5. Kết cấu đề tài
4.1.2.2. Những khó khăn thách thức:
- Khí hậu, thời tiết biến đổi, vào mùa khô nguồn nước ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, trong khi nhu cầu cho phát triển kinh tế phục vụ dân sinh ngày càng tăng, nhiều địa bàn xảy ra tranh chấp nguồn nước.
- Các công trình chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai đặc biệt là đầu mối thu nước, tuyến kênh, ống đi trên các triền đồi, khe suối về mùa lũ dễ bị bồi lấp đầu mối, sạt lở kênh, đường ống, tắc bể lọc.
- Thiên tai, mưa lũ ngày càng phức tạp gây hư hỏng nhiều công trình. Kinh phí bố trí sửa chữa, nâng cấp còn khó khăn.
- Các công trình nước sinh hoạt được đầu tư tại các khu trung tâm, các công trình liên bản, liên xã có nhiều dân tộc sinh sống, khác nhau về phong tục tập quán nên rất khó khăn về sự đồng thuận trong đầu tư xây dựng cũng như quản lý sau đầu tư. Mặt khác yêu cầu về công tác quản lý vận hành rất phức tạp, tổ quản lý năng lực còn hạn chế dẫn đến công trình hoạt động hiệu quả chưa cao.
- Về thủy lợi: đa số các bãi tưới có diện tích nhỏ, manh mún, nằm rải rác vì vậy để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất thì suất đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi rất cao.
- Về nước sinh hoạt nông thôn: mật độ dân số thấp, sống rải rác, nhiều thôn bản nằm ở vị trí rất cao, rất khó khăn về nguồn nước.
- Các Ban thủy lợi xã và tổ thủy lợi bản trình độ năng lực còn hạn chế. - Về bộ máy cấp huyện, cấp xã: Con người thiếu, trình độ năng lực còn hạn chế. Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế huyện chỉ có 01 đồng chí cán bộ làm công tác thủy lợi nên rất khó khăn trong việc kiểm tra, hướng dẫn về công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn. Cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về thủy lợi.
- Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán có nơi còn lạc hậu nên khó khăn cho việc triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển thủy lợi, nước sinh hoạt cũng như công tác quản lý công trình sau đầu tư.
- Trong quản lý, điều hành HTX dùng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều hành khó khăn hơn. Vẫn còn hiện tượng tự tiện đặt cống, xẻ kênh lấy nước khá phổ biến gây lãng phí nước tưới, làm tăng chi phí quản lý. Công tác bảo vệ giữ gìn các công trình thủy lợi chưa được cộng đồng và các cấp chính quyền quan tâm đầy đủ, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định số 140/2005/NĐ- CP ngày 11/11/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Nhiều công trình đã qua sử dụng lâu năm hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn nhưng chưa đáp ứng được. Hệ thống kênh mương tưới, tiêu hiện nay chủ yếu vẫn chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý và sử dụng, lãng phí nước. Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống công trình thủy lợi kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.
- Khả năng đầu tư ban đầu hạn chế, hầu hết các công trình thủy lợi xây
dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới, mức đảm bảo thấp. Trong những năm 2005-2010 những xã có công trình thủy lợi mức đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.