5. Kết cấu đề tài
1.2.2.3. Một số chính sách thủy lợi phí của nhà nước Việt Nam
a. Phương án về thủy lợi phí:
* Miễn toàn bộ thủy lợi phí cho các vùng biên giới, hải đảo, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các vùng khác chỉ áp dụng mức thu thủy lợi phí thấp nhất hoặc giảm 30 % theo mức thu thấp nhất quy định của Nghị định 143, mức thu thủy lợi phí nội đồng do tổ chức hợp tác của nông dân tự nguyện như quy định hiện nay.
* Trên cơ sở phân cấp, chuyển giao hợp lý các công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, thực hiện miễn thủy lợi phí tại các hệ thống công trình thủy lợi do các doanh nghiệp quản lý, các tổ chức hợp tác dùng nước tự chủ về tài chính, tự thỏa thuận với người dân mức thu thủy lợi phí để đảm bảo cho công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đã được chuyển giao, phân cấp.
* Giữ nguyên chính sách thủy lợi phí theo các quy định hiện hành củng cố các tổ chức, đơn vị khai thác công trình thủy lợi, thực thi đầy đủ các chính sách đối với các hoạt động quản lý khai thác các công trình thủy lợi.
b. Miễn thủy lợi phí Nghị định 115:
Quy định việc miễn thuỷ lợi phí đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Đây là chính sách quan trọng của Chính phủ và có tác động mạnh mẽ đối với hoạt động khai thác và bảo vệ khai thác công trình thủy lợi, liên quan chặt chẽ tới đông đảo bà con nông dân. Bắt đầu từ ngày 1.1.2008, Nghị định này có hiệu lực, đem lại lợi ích cho hàng triệu nông dân trên cả nước. Theo đó, toàn bộ chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thuỷ lợi sẽ do ngân sách Nhà nước cấp cho các Công ty khai thác công trình thủy lợi.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều