Một số định hướng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 90 - 91)

5. Kết cấu đề tài

4.1.3.2. Một số định hướng:

Qua 30 năm đổi mới đã nâng cao tầm quan trọng của công tác thủy lợi đến sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trước hết đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ quy hoạch tổng thể, tiến đến quy hoạch vùng, tiểu vùng và từ những quan điểm về phát triển thủy lợi, đưa ra một số định hướng cho phát triển thủy lợi ở huyện miền núi Tam Đường như sau:

- Thực hiện các quy định về quản lý các công trình thủy lợi như quản lý khu vực sông suối, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các nguồn cung cấp nước trên địa bàn huyện theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo kiểm tra, bảo vệ đê điều và tổ chức thực hiện việc phòng, chống lũ quét, hạn hán, sạt lở đất trên địa bàn. Đảm bảo tưới tiêu vững chắc cho các xã trên địa bàn huyện.

- Ban quản lý các CTTL, cần kiểm tra củng cố lại theo hướng gọn nhẹ nhưng có đủ năng lực quản lý, khai thác và sử dụng. Công trình thủy lợi nào xét thấy có đủ điều kiện tổ chức đấu thầu quản lý, khai thác thì địa phương đó

xem xét có thể tổ chức thực hiện mô hình tự quản. Trước khi thực hiện phải làm phương án thông qua hội đồng nhân dân và những cộng đồng hưởng lợi để thống nhất.

- Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc Nghị định 140/2005/NĐ - CP ngày 11/11/2005 của thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Những công trình thủy lợi bị phá hoại lớn có thể chỉ đạo điều tra và truy tố điển hình một vài vụ để giáo dục.

- Thực hiện chuyển giao quản lý các công trình thủy lợi nhất là công trình thủy lợi nhỏ cho cộng đồng, tạo điều kiện khai thác hết năng lực công suất của công trình, đề cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ công trình của cộng đồng.

- Cần đẩy nhanh quá trình kiên cố hóa kênh mương từ kênh chính đến kênh nội đồng và nâng cấp các công trình còn có khả năng mở rộng. Bên cạnh đó cần ưu tiên đầu tư vốn để xây dựng mới các công trình thủy lợi có quy mô phù hợp với từng xã đảm bảo tưới tiêu cho 100% diện tích. Huy động cộng đồng tham gia tất cả các giai đoạn trong quá trình thực hiện xây dựng công trình từ khảo sát đến nghiệm thu công trình.

- Chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng các công trình: từ sửa chữa nhỏ đến sửa chữa lớn, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đến định kỳ nhằm tăng tuổi thọ và phát huy tối đa công suất thiết kế của các công trình thủy lợi trên địa bàn.

- Công tác quản lý công trình cần được quan tâm hơn nữa theo hướng phân cấp cho các địa phương (xã, thôn, bản, hộ gia đình), đặc biệt cần kêu gọi cộng đồng hưởng lợi cùng tham gia quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)