5. Kết cấu đề tài
4.2.5. Đẩy nhanh công tác chuyển giao quyền quản lý công trình thủy lợ
cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi
Các công trình thủy lợi là những công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong nông thôn. Hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình này gắn liền với công tác quản lý và cộng đồng hưởng lợi. Thực tế kinh nghiệm ở các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An cho thấy các công trình thủy lợi càng gắn liền với cộng đồng hưởng lợi bao nhiêu thì hiệu quả công trình càng cao bấy nhiêu, không ai bảo vệ công trình tốt bằng chính cộng đồng hưởng lợi, bởi các công trình này là do chính họ trực tiếp sử dụng. Vì vậy cần phải đẩy nhanh công tác chuyển giao quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi. Tuy nhiên, để ban hành cơ chế chuyển giao quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi cần thực hiện đồng bộ và nhất quán một số vấn đề sau:
- Tập trung chỉ đạo phát triển đa dạng các mô hình quản lý và sử dụng (HTX, tổ tự quản, các hiệp hội) phù hợp với thực tế của địa phương. Bên cạnh đó tăng cường vai trò tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong công tác quản lý các công trình, thông qua phương thức tổ chức quản lý do chính họ tự nguyện thành lập ra, theo đúng quy định luật quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Nhà nước.
- Đối với các công trình nhỏ phát huy tác dụng trong phạm vi thôn xóm nên thành lập tổ tự quản và tổ dùng nước.
- Bên cạnh đó, cần tăng cường mở rộng các mô hình quản lý tư nhân nhận thầu công trình.
- Thành lập ra ban kỹ thuật chuyên môn giao trách nhiệm quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo kiến thức quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi cho các thành viên trong ban quản lý, cộng đồng hưởng lợi, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình để nâng cao năng lực quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi, đảm bảo cho công trình hoạt động an toàn hiệu quả.
- Thực hiện tốt các văn bản pháp quy của Nhà nước và của tỉnh về công tác quản lý và bảo vệ công trình.
- Xây dựng cơ chế chính sách phải phù hợp với điều kiện thực tế về hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện và khả năng tham gia của người dân, đồng thời phải tôn trọng ý kiến cơ sở.
- Cần có sự chỉ đạo tham gia phối hợp của các cấp, ngành trong việc chuyển giao và tổ chức quản lý sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Nêu các điển hình tiên tiến ở cơ sở để các địa phương khác trong huyện học tập và làm theo.
- Có chính sách hợp lý về hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các ban quản lý công trình thủy lợi hoạt động tốt.
- Ban quản lý công trình thủy lợi phải xây dựng được quy chế quản lý sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi do mình trực tiếp quản lý.
- Việc thu chi của ban quản lý công trình đều được công khai đến các cộng đồng và đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước.