Hệ thống các tổ chức quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu đề tài

1.2.2.1. Hệ thống các tổ chức quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi

Hiện tại hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, khai thác CTTL từng bước được củng cố và phát triển. Tính đến cuối năm 2012 cả nước có 102 đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác CTTL với 24.458 người. Ngoài ra còn 16.238 tổ chức hợp tác dùng nước với hơn 81.800 người tham quản lý CTTL quy nhỏ, nội đồng. Cho đến nay, hầu hết các CTTL đều có đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ. Công tác quản lý, khai thác CTTL đang từng bước đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định về quản lý, vận hành công trình, phục vụ tốt SX, dân sinh, KT-XH. Một số tỉnh, TP đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các CTTL như Tuyên Quang, An Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Thanh Hóa...[3]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Ninh [4] thì đến nay, cả nước có 172 doanh nghiệp nhà nước với gần 20000 cán bộ công nhân, trong đó có 1800 cán bộ đại học và trên đại học. Những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi đã cố gắng trên cả 3 nội dung của công tác quản lý là quản lý công trình, quản lý nước và quản lý kinh tế. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, công trình xuống cấp, đời sống của người lao động thấp dẫn đến hiệu quả khai thác chưa cao [4].

Cấp quản lý các công trình đầu mối, kênh trục chính (cấp 1, cấp 2), bao gồm gần 110 doanh nghiệp quản lý khai thác chủ yếu là các công trình đầu mối, kênh trục chính chưa bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc Nhà nước cũng được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy nông.

Cấp quản lý các công trình thủy nông, mặt ruộng khoảng 13000 tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm các hợp tác xã nông lâm nghiệp có làm dịch vụ thủy nông, hợp tác xã dùng nước, tổ chức hợp tác. Ban quản lý khai thác công trình thủy nông, tổ thủy nông, đường nước độc lập.

Một số loại hình có tính chất đặc thù khác bao gồm ban quản lý khai thác công trình thủy nông, công trình liên huyện, liên xã trung tâm quản lý khai thác các công trình thủy nông. Chi cục thủy lợi, công ty xây dựng thủy lợi cũng giao chức năng quản lý, khai thác công trình thủy nông.

Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi trên cả nước có 93 Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh trực thuộc Bộ NN&PTNT, còn lại là các Công ty trực thuộc UBND cấp tỉnh), một số tổ chức sự nghiệp và hàng vạn Tổ chức hợp tác dùng nước (TCHTDN). Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp các địa phương tiếp tục đổi mới, kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và củng cố tổ chức hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thuỷ lợi như Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Yên đã thành lập các Chi cục Thuỷ lợi hoặc kiện toàn về tổ chức như Quảng Ngãi. Các địa phương khác chưa có Chi cục Thuỷ lợi cũng đang trong quá trình xây dựng Đề án thành lập Chi cục Thuỷ lợi. Các doanh nghiệp KTCTTL thường xuyên chịu tác động của các chủ trương, chính sách mới, dẫn đến việc thường xuyên đưa vào diện được xem xét tách, nhập, tổ chức lại. Một số tỉnh đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) trong tỉnh như TP.Hà Nội, tỉnh Hải Dương. Nhìn chung tiến độ đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL còn chậm. Theo báo cáo của Cục thuỷ lợi, đến nay hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị quản lý KTCTTL chưa thực hiện đổi mới tổ chức và giảm bớt được số lượng công nhân quản lý thuỷ nông. Nhiều địa phương chưa thành lập các TCHTDN để quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng ở những hệ thống công trình thuỷ lợi vừa và lớn (Bắc Cạn, Hà Giang, Cà Mâu, Hà Tĩnh...). Ở một số địa phương, UBND xã hoặc thôn quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng trong địa bàn xã, trong khi UBND xã và thôn không phải là các TCHTDN. Nhiều

địa phương ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long các tổ thuỷ nông quản lý công trình thuỷ lợi nội đồng trong địa bàn xã. Các tổ thuỷ nông này chưa phải là các tổ chức hợp tác dùng nước hoàn chỉnh.

Việc thực hiện Nghị định 115/2009/NĐ-CP của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí còn gặp nhiều vướng mắc ở các địa phương. Đối với phần kinh phí cấp cho các doanh nghiệp KTCTTL không có nhiều vướng mắc, tuy nhiên việc triển khai phân bổ kinh phí cho các tổ chức hợp tác dùng nước và các đơn vị quản lý KTCTTL không phải là doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc. Để phần nào gỡ bỏ các vướng mắc đó hiện tại nhiều địa phương đang tiến hành phân cấp quản lý khai thác các công trình thủy lợi. Nhìn chung, các tỉnh đều có chủ trương phân cấp công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi tưới cho 1 xã, mức độ quản lý đơn giản cho các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã đề ra các tiêu chí phân cấp quản lý theo quy mô công trình, ranh giới hành chính và mức độ phức tạp về quản lý công trình [10]. Hầu hết các tỉnh đều áp dụng tiêu chí ranh giới hành chính để phân cấp công trình thuỷ lợi. Các tỉnh đều có chủ trương phân cấp công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi tưới, tiêu cho 1 xã cho các tổ chức hợp tác dùng nước. Các tồn tại, vướng mắc khi thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi như sau:

- Một số tỉnh chỉ có Công ty KTCTTL tỉnh, mà không thành lập các xí nghiệp khai thác thuỷ lợi huyện (tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang).

- Một số tỉnh, đến nay chưa có Công ty KTCTTL cấp tỉnh, nhất là các tỉnh ở vùng miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tỉnh miền núi đến nay chỉ thành lập các trạm thuỷ lợi cấp huyện, như tỉnh, Lào Cai, Hà Giang….

- Do thiếu cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính nên mặc dù thấy được hiệu quả song nhiều địa phương vẫn còn dè dặt trong phân giao quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ, kỹ thuật đơn giản cho các tổ chức hợp tác dùng nước và cá nhân quản lý.

- Một số tỉnh không thực hiện phân cấp quản lý trực tiếp cho các tổ chức hợp tác dùng nước mà phân cấp cho các huyện. Nhưng một số huyện không thành lập được các trạm khai thác thuỷ lợi hoặc các tổ chức hợp tác dùng nước, nên huyện tạm thời cử cán bộ của phòng kinh tế huyện quản lý.

- Ở nhiều địa phương, hiện nay các công trình thuỷ lợi nhỏ và các kênh nội đồng (kênh loại III) trong 1 xã vẫn do các Công ty KTCTTL quản lý (Quảng Nam, Hải Dương, Nghê An). Trong khi đó, đối với các công trình thuỷ lợi nhỏ ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc (Sơn La, Hoà Bình...) về danh nghĩa các Công ty KTCTTL chịu trách nhiệm quản lý công trình đầu mối và tuyến kênh chính còn các tổ chức thuỷ nông cơ sở (thôn, bản) quản lý hệ thống kênh nội đồng, nhưng thực tế các công trình đầu mối và kênh chính cũng do các thôn, bản quản lý vận hành.

- Các tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện khác nhau ở các địa phương. Tiêu chí phân cấp hệ thống công trình thuỷ lợi có quy mô nhỏ, vừa và lớn chưa được thống nhất trong các văn bản pháp quy cũng như trong các báo cáo khoa học. Tiêu chí về quy mô công trình thuỷ lợi nội đồng không thống nhất ở các địa phương. Tiêu chí phân loại cấp kênh không thống nhất ở các văn bản khác nhau, dẫn đến tình trạng thực hiện phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi cùng khác nhau ở các địa phương. Hầu hết các tỉnh chưa đưa ra tiêu chí phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi đầu mối là các trạm bơm điện hoặc đập dâng nước [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)