Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Về kinh tế:

Chủ yếu phát triển cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (chè, lạc, đỗ tương), chăn nuôi đại gia súc, BV-KNTS rừng, trồng rừng sản xuất; trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư thông qua nhiều Chương trình, Dự án, ngành nông lâm nghiệp đã có bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn mang tính độc canh, tự cung, tự cấp, chưa chú trọng đầu tư thâm canh, ứng dụng KHKT vào sản xuất; quy mô nhỏ lẻ, manh mún; do đó năng suất, chất lượng, sản lượng chưa cao, không có nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường.

- Trồng trọt:

+ Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 7.363 ha, sản lượng đạt 31.709 tấn (năm 2015), trong đó: Lúa đông xuân 686 ha, năng suất 54,3 tạ/ha,

sản lượng đạt 3.590 tấn; Lúa mùa 3.292 ha, năng suất 51,5 tạ/ha, sản lượng 16.953 tấn; Ngô 302 ha, năng suất 38,6 tạ/ha, sản lượng 1.164,9 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 869kg/ người/năm.

+ Cây trồng khác (năm 2015): Lạc 306 ha, năng suất 12,5 tạ/ha, sản lượng 383 tấn; Đậu tương 645,9 ha, năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng 870,2 tấn; Sắn 315 ha, năng suất 95 tạ/ha, sản lượng 2991 tấn; thảo quả 876,9 ha, sản lượng 271 tấn; chè 1.183,56 ha, sản lượng 2.680 tấn; dong diềng 167 ha năng suất 559,7 tạ/ha sản lượng 9.347 tấn; rau đậu các loại 220 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 545 tấn.

- Chăn nuôi, thủy sản:

+ Chăn nuôi: Chủ yếu chăn nuôi hộ gia đình, tốc độ tăng trưởng từ 6- 7%/năm, tổng đàn hiện có 46.105 con, trong đó: Đàn trâu 15.495 con, bò 910 con, lợn 29.700 con.

+ Thuỷ sản: Chủ yếu phát triển quy mô nhỏ lẻ trong ao của các hộ gia đình, tổng diện tích mặt nước 110,9 ha, sản lượng 326 tấn.

- Lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng hiện có 37.450,84 ha, trong đó: Rừng sản xuất 10.638,06 ha, rừng phòng hộ 26.812,78 ha, độ che phủ đạt trên 45%. Tốc độ phát triển rừng còn chậm, chất lượng rừng thấp, phần lớn chưa cho khai thác gỗ và lâm sản; thu nhập từ rừng thấp, chưa khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương và thu hút được nhân dân tự nguyện, tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

b. Về xã hội:

- Giáo dục đào tạo: Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, công tác giáo dục đào tạo cũng được quan tâm đầu tư. Cơ sở vật chất hàng năm được đầu tư, nâng cấp, đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

Năm 2014-2015 toàn huyện có 48 trường, 759 lớp với 14.589 học sinh, tỷ lệ huy động toàn bậc mầm non ra lớp 4.253 trẻ đạt 97%, tỷ lệ trẻ ra lớp,

ngành phổ thông đạt 86%. Huyện được công nhận dạt chuẩn giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, số trường đạt chuẩn Quốc gia là 8.

- Y tế: Những năm qua công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các bệnh viện, phòng khám khu vực, trạm xá được chú trọng sửa chữa, mua sắm trang thiết bị máy móc khám chữa bệnh. Cho đến nay toàn huyện có 8 trạm đạt chuẩn, đảm bảo khám và chữa bệnh thông thường, 100% các bản có y tá, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng mỗi năm giảm 15%.

- Công tác thông tin liên lạc: 14/14 xã, thị trấn có bưu điện văn hóa, nhà văn hóa và tủ sách pháp luật, được cấp nhiều loại báo, sách, 80% số bản được phủ sóng điện thoại, các hộ ở trung tâm xã, bản đã tự mua sắm thiết bị thu sóng truyền hình qa vệ tinh. Tuy nhiên hoạt động thông tin liên lạc mới chủ yếu khu trung tâm.

c. Cơ sở hạ tầng giao thông:

- Đường giao thông: 14/14 xã, thị trấn có đường giao thông liên huyện, liên xã, các xã có đường giao thông đến trung tâm; có đường liên bản đảm bảo đi lại nên rất thuận lơi cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa giữa các xã, huyện và các tỉnh lân cận.

- Điện sinh hoạt: Hiện nay 14/14 xã, thị trấn đã có điện lưới, hơn 75% số bản đã được sử dụng điện lưới quốc gia, đây là một điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng và tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống thông qua các thông tin đại chúng như: ti vi, đài phát thanh truyền hình…

- Nước sinh hoạt: Hiện có 124 công trình nước sạch, tổng chiều dài tuyến ống 199,9 km, 420 bể, phục vụ tại 14/14 xã, thị trấn.

- Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có 176 đập đầu mối, 81 tuyến kênh mương chính.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý nhà nước về các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường đang gặp khó khăn vướng mắc gì?

- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường?

- Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường trong thời gian tới cần có giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp tiếp cận

Đề tài quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được được tiếp cận qua 4 bước:

- Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu - Bước 2: Xây dựng nội dung nghiên cứu

- Bước 3: Xác định chủ thể và phương pháp nghiên cứu - Bước 4: Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận được cụ thể hóa bằng khung phân tích, thể hiện các bước giải quyết các vấn đề của đề tài. Khung phân tích là một công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu các vấn đề một cách có trình tự và logic. Đề tài sử dụng khung phân tích để sắp xếp trật tự phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài theo một trật tự logic, xây dựng hướng đi cho đề tài. Khung phân tích dưới đây được xây dựng theo chiều đi từ việc phân tích các khía cạnh, phương diện có liên quan đến đề tài. Từ đó đưa ra được kết luận, đánh giá chung cho vấn đề nghiên cứu.

Khung phân tích thể hiện các bước tiếp cận các vấn đề liên quan tới hiện trạng quản lý của công tác thủy lợi đi đến đích cuối cùng. Trong khung phân tích chỉ ra cần đi từ mục tiêu nào trước, mục tiêu nào sau, để đạt được các mục tiêu đó thì cần hệ thống chỉ tiêu phân tích nào? Khung phân tích cho biết mục tiêu cuối cùng mà đề tài cần đạt được.

Để đạt được mục tiêu đó các nội dung cần nghiên cứu là gì? Trên cơ sở nội dung đề ra, đối tượng tiếp cận gồm có: Các văn bản chính sách có liên quan; các cơ quan quản lý liên quan; đơn vị cung cấp dịch vụ thủy lợi; các cán bộ trực tiếp tham gia công tác thủy lợi và cuối cùng là các hộ nông dân.

Trong khung phân tích nêu bật các phương pháp nghiên cứu, các chỉ tiêu nghiên cứu cần phải xác lập. Trong đó tập trung vào các phương pháp điều tra tổng hợp, xử lý phân tích số liệu, kế thừa các nguồn tư liệu điều tra thống kê. Các chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số lượng và chất lượng các công trình thủy lợi, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thủy lợi, các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan,...

Hình 2.1. Khung phân tích về quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thông tin thứ cấp

- Nguồn số liệu này được lấy từ các công trình nghiên cứu đã được công bố: sách, báo, tạp chí, các website: Các văn bản Chính Phủ ban hành như: sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư…; Số liệu về thực trạng hệ thống công trình thuỷ nông, tình hình nợ đọng, kết quả thực hiện thu thuỷ lợi phí; Tạp chí nghiên cứu kinh tế; Giáo trình chính sách nông nghiệp …

- Lấy từ các báo cáo của các cơ quan chức năng như UBND huyện, phòng thống kê các số liệu về:

+ Số liệu về khí hậu, thời tiết, thuỷ văn của huyện + Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện + Số liệu về tình hình nhân khẩu và lao động huyện + Số liệu về hệ thống điện, nước, thuỷ lợi của huyện + Số liệu về kết quả sản xuất, kinh doanh của huyện…

- Các số liệu thu thập mới ở huyện gồm: Năng suất sản lượng cây trồng, thu chi thủy lợi phí, tình hình đầu tư bê tông hoá kênh mương, tình hình hao phí điện năng, tình hình hao phí nước...

2.3.1.2. Thông tin sơ cấp

Các số liệu thu thập mới ở xã gồm: năng suất sản lượng cây trồng, tình hình thu nộp thủy lợi phí, diện tích tưới tiêu chủ động, tình hình đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi, tình hình tiết kiệm diện tích đất đai sau khi kiên cố hoá kênh mương.

Các số liệu thu thập từ hộ nông dân: Tiến hành phỏng vấn hộ nông dân có diện tích sản xuất nông nghiệp. Nội dung phỏng vấn đối với các hộ là diện tích, sản lượng các loại cây trồng chính, cơ cấu các loại cây trồng, hiệu quả tác dụng của việc bê tông hoá kênh mương và các thông tin cần thiết khác. Để việc thu thập số liệu được nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác của yêu cầu điều tra đề tài chuẩn bị sẵn các tập câu hỏi phỏng vấn đối với các hộ

được điều tra. Số lượng mẫu điều tra người sử dụng nước (các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp): Gồm 90 phiếu điều tra của 3 xã. Trong mỗi xã số mẫu điều tra là 30 hộ vì các hộ đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn này có hình thức tưới tiêu khác nhau do vậy lượng nước tưới cho SXNN và công tác tiêu úng, cũng như phương thức quả lý đối với các công trình thuỷ lợi cũng sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới các nhóm hộ này.

- Nội dung điều tra đối với cơ quan quản lý nhà nước: Trách nhiệm trong việc quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi; Những vấn đề nảy sinh liên quan đến quản lý quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi và nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi ở huyện.

- Nội dung điều tra đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ nông: Diện tích đất nông nghiệp để sử dụng dịch vụ thủy lợi, số công trình thuỷ lợi trên địa bàn; Tình hình tổ chức của đơn vị; Những thuận lợi và khó khăn về quản lý công trình thủy lợi; biện pháp khắc phục.

- Phương pháp điều tra: Số liệu điều tra được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người nông dân, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi và phương pháp chuyên gia, sử dụng hệ thống bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn, thông qua các bước:

2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Để có số liệu thống kê phải tiến hành điều tra và qua tổng hợp phân tích thống kê từ các mẩu điều tra sẽ thu được các chỉ tiêu về các nội dung như: diện tích, năng suất từng loại cây trồng, số lượng các loại vật nuôi, chi phí đầu tư lao động, đất đai, vốn, mức tăng trưởng, động thái phát triển...

Các chỉ tiêu này liên quan đến kinh tế hộ, phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp, tình hình quản lý sử dụng các công trình.

Việc tiến hành điều tra thực hiện theo hai phương pháp:

- Điều tra, thu thập các số liệu đã có sẵn, đã được công bố từ các cơ quan của huyện.

- Điều tra trực tiếp phỏng vấn các hộ nông dân ở các địa bàn nghiên cứu có liên quan, số liệu mẫu điều tra đủ lớn đảm bảo tính chất đại biểu đảm bảo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Những số liệu thu thập được tiến hành chỉnh lý sau đó tổng hợp và phân tích theo các phương pháp phù hợp.

2.3.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố, giữa các tiêu thức nghiên cứu, để thấy được mặt tích cực và hạn chế trong công tác sử dụng công trình thuỷ lợi và đánh giá hiệu quả của các công trình thuỷ lợi.

Việc so sánh được tiến hành ở hai mức độ:

- So sánh trước và sau khi nâng cấp trong cùng một hệ thống công trình; - So sánh giữa hai hệ thống công trình thủy lợi.

Quá trình so sánh dựa trên các chỉ tiêu:

So sánh tình hình sử dụng đất đai trước và sau bê tông hoá; qua đây thấy được việc bê tông hoá sẽ mở rộng được bao nhiêu diện tích canh tác, diện tích gieo trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. So sánh thời gian dẫn nước, tiết kiệm nước giữa kênh bê tông hoá và kênh không bê tông hoá. So sánh việc đầu tư kinh phí, công lao động cho công tác điều tiết nước vào ruộng, tu sửa kênh mương. So sánh năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trước và sau khi bê tông hoá để xác định mức độ ảnh hưởng của bê tông hoá kênh mương đến năng suất, sản lượng cây trồng.

So sánh các chỉ tiêu về chi phí cho vận hành và duy tu, về số ngày công nghĩa vụ dân đóng góp cho vận hành và duy tu của ba công trình thủy lợi tiêu biểu cho ba mô hình quản lý; từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất các giải pháp.

2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá, phân tích và cách tính

2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân lực làm công tác thủy lợi làm công tác thủy lợi

Để đánh giá công tác quản lý nhà nước về thủy lợi yếu tố con người tham gia trực tiết giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự quản lý và vận hành các tổ chức trong hệ thống.

Trong nghiên cứu này đề tài đánh giá số lượng người làm công tác thủy lợi từ cấp huyện tới cấp xã kể cả các công ty khai thác thủy lợi trên địa bàn huyện. Cụ thể đề tài sẽ điều tra và đánh giá về số lượng người, trình độ học vấn và chuyên ngành đào tạo.

2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi công trình thủy lợi

2.4.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cung cấp, sử dụng và quản lý nước

Hiệu quả trong quản lý, khai thác các công trình thủy lợi là hiệu quả tưới, tiêu. Sau khi xây dựng công trình, sản lượng nông nghiệp tăng thêm trong điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất nông nghiệp cụ thể của vùng.

Hiệu quả công trình tưới là hiệu quả tưới nước nó chiếm tỷ trọng chủ yêu vì sau khi xây dựng hệ thống tưới còn có các hiệu quả khác.

Vậy hiệu quả trong quản lý công trình thủy lợi được đánh giá bằng hai cách:

+ Thực trạng các mặt hệ thống trước khi xây dựng hệ thống làm chuẩn để so sánh tương ứng với các mặt sau khi xây dựng hệ thống, cụ thể chi tiết như việc kiên cố hóa kênh mương.

+ Lấy hiệu quả thiết kế trong văn bản duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật làm chuẩn. Sau đó từ hiệu quả công trình mang lại thực tế sau khi xây dựng để so sánh và đánh giá.

- Bộ phận thuỷ nông từ các cấp đầu nguồn.

- Mô hình tổ chức quản lý và so sánh các kết quả từ điều tra hộ.

- Ý thức bảo vệ nguồn nước của cộng đồng được nâng cao thông qua việc tham gia nâng cấp, quản lý và vận hành công trình thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)