> Tiếp tục xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh
NHNN cần nâng cao vai trò là người điều tiết thị trường tiền tệ; thúc đẩy sự phát triển của thị trường; mở rộng thành viên tham gia; hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đây là điều kiện để tạo nên một môi trường hoạt động hiệu quả cho toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nói riêng.
> Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
Thường xuyên rà soát, kiểm tra, nghiên cứu để đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình phát triển hiện tại đồng thời hủy bỏ những chính sách lỗi thời, mâu thuẫn hoặc không còn cần thiết cho hoạt động của các NHTM , tránh gây khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình đưa vào áp dụng.
Phối hợp chặt chẽ các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất cho ngân hàng. Đặc biệt cần chú ý điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, thận trọng với những thay đổi trên thị trường.
> Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
Để điều tiết, quản lý thị trường một cách chính xác NHNN cần sự giúp đỡ của hệ thống cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó là sự giám sát thi hành một cách nghiêm túc các hoạt động tuân thủ của ngân hàng, nhất là tuân thủ về tỷ lệ đảm bảo
an toàn trong hoạt động ngân hàng, quy định về nợ, quy định về tổ chức hoạt động ngân hàng, quy định về sáp nhập, hợp nhất.
Công tác thanh tra, kiểm soát phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt để sớm phát hiện ra những sai phạm, rủi ro, sớm phát hiện những TCTD gặp khó khăn trong hoạt động. đồng thời cần nâng cao năng lực nghiệp vụ cũng như công chính liêm minh của các cán bộ thanh tra và đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những gì đã phân tích được về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank qua phân tích Báo cáo tài chính, dựa trên những mặt tồn tại và tích cực đã nêu ra, chương 3 đưa ra một số giải pháp cũng như đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để những giải pháp đưa ra phát huy tốt, ban quản trị ngân hàng phải có những hướng đi đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHUNG
Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tài chính của một doanh nghiệp, một quốc gia. Một ngân hàng hoạt động hiệu quả giúp cho khách hàng của mình có chỗ dựa an toàn về tiền bạc, là chỗ dựa vững chắc về tài chính cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành một cách trơn tru, giúp Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách thuận lợi hơn. Một hệ thống ngân hàng vững mạnh sẽ là bàn đạp vững chắc cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề đánh giá cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn trong tình hình kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế như hiện nay.
Trên cơ sở lý thuyết được học và tìm hiểu cũng như thực tế được tiếp xúc trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã giúp em hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả hoạt động một ngân hàng cũng như biết được các yếu tố cần xem xét đến khi đánh giá. Sau khi phân tích thực trạng và kết quả đạt được em cũng đã đề xuất một vài giải pháp, kiến nghị mang tính tham khảo với hy vọng giảm bớt các hạn chế còn tồn tại và nâng cao được hiệu quả hoạt động của Techcombank.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân khiến nội dung khóa luận còn nhiều thiếu sót không tránh khỏi. Tuy vậy em vẫn mong muốn những nghiên cứu của mình có thể đóng góp một phần nào đó trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ phía các thầy cô giảng viên Học viện Ngân hàng để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.
Lời cuối cùng, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm, chu đáo và chi tiết của giảng viên, Ths. Thân Thị Vi Linh và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Linh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
1. ABBank, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên giai đoạn 2016-2019 2. MBBbank, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên giai đoạn 2016-2019 3. Ngọc Bích (2020), “Techcombank năm 2019: Lợi nhuận đạt hơn 12.800 tỷ, á
quân trong các ngân hàng niêm yết”, Cafef.vn
4. Nguyễn Thu Hà (2008), Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank, tailieu.vn
5. Tạ Thị Kim Dung (2016), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, luận án Tiến sĩ, Viện Chiến lược và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Techcombank, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên giai đoạn 2016-2019 7. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2016,
2017, 2018
8. Trần Thị Hồng Cúc (2012), Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Techcombank giai đoạn 2008-2012, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM- Viện Đào tạo Sau đại học, vndoc.com
9. Trần Thị Tuệ Linh (2004), Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank - thực trạng và giải pháp, luanvan.net.vn
10. VPBank, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên giai đoạn 2016-2019 II. Tài liệu nước ngoài
1. Afrin (2012), “City Bank vs Southeast Bank Financial Performance Analysis”, Studymode.
2. Arzina (2014), “Financial statement analysis of AB Bank”, Studymode. 3. Joe project store (2014), “Financial statement analysis as a bank lending
decision”, !project.
4. Kosmidou, K., Pasiouras, F., Zopounidis, C., & Doumpos, M. (2006), “A multivariate analysis of the financial characteristics of foreign and domestic banks in the UK”, Sciencedirect.
5. Mary Buffett và David Clark (2015), Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett, Nhà xuất bản trẻ
6. Vikil kumar singhal (2013), “A Study On Financial Statement Analysis And Management Of Risk With Special Reference To ICICI Bank”, Studymode.