2.2.1. Phân tích đánh giá về kết cấu tài sản- nguồn vốn
> Phân tích khái quát tài sản
Biểu đồ 2.4 Quy mô tài sản Techcombank giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Nhìn vào biểu đồ 2.4 ta có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản của Techcombank. Trong giai đoạn 2017-2019 quy mô tài sản của Techcombank đã tăng 41.5% tương đương với mức tăng 111.244 tỷ đồng. Kèm theo sự thay đổi về quy mô thì Techcombank còn có sự thay đổi về cơ cấu tài sản. Theo như bảng 2.1 thì để có được khối lượng tài sản như vậy là nhờ sự tăng trưởng của các khoản mục cho vay khách hàng, tiền gửi và cho vay các TCTD khác.
Lý giải cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của tài sản là do một số nguyên nhân mà chủ yếu đến từ chính sách tăng trưởng tín dụng theo chiến lược rủi ro thấp lợi nhuận cao, nhờ đó Techcombank đã thành công trong việc cân đối cơ cấu doanh thu, giảm phụ thuộc vào hoạt động cho vay, giảm chi phí dự phòng. Techcombank chủ động điều tiết tăng quy mô tiền gửi của khách hàng theo từng thời kỳ để phù hợp với quy mô huy động. Bên cạnh đó, năm 2018 Techcombank thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán vì thế giai đoạn trước 2018 ngân hàng đẩy mạnh tăng quy mô tài sản và tiếp tục đà tăng trưởng trong giai đoạn 2018-2019.
Bảng 2.1. Tốc độ thay đổi tài sản của Techcombank giai đoạn 2017- 2019
Tiền gửi tại NHNN 6.276.146 (7.363.227) 146,66 -69,76 TG và CV các TCTD khác 5.325.034 12.535.849 17,73 35,45 CK kinh doanh 859.483 2.469.327 12,80 32,61 Các CCTCPS và TSTC khác (36.292) - - - Cho vay KH (1.821.014) 69.813.706 -1j5 44,57 CK đầu tư 34.672.856 (21.743.649) 68,87 -25,57
Góp vốn, đầu tư dài
hạn (728.857) - -33,26 0,00
TSCĐ 178.855 1.485.049 11,98 88,82
TS có khác 5.277.619 1.567.060 42,37 884
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác tăng mạnh trong giai đoạn này. Tính đến cuối năm 2019 thì khoản mục này tăng hơn 12 nghìn tỷ đồng tương đương với mức tăng 35,45% so với năm 2018. Tuy vậy lãi suất tiền gửi tại TCTD năm 2019 lại sụt giảm ở cả đồng nội tệ lẫn ngoại tệ, cụ thể lãi suất cho vay VNĐ giảm từ 4,40% - 9,60% xuống 1,20% - 6,60%, lãi suất cho vay ngoại tệ giảm từ khoảng 2,00% - 3,40% xuống 1,55% - 2,10%. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu nhằm mục đích giải quyết phần nào thanh khoản của hệ thống nên có thể suy đoán việc tăng gửi tiền vào TCTD trong khi lãi suất giảm là một phương án dự phòng của Techcombank trong trường hợp gặp khó khăn về huy động hoặc thanh khoản.
2017 2018 2019
Tỷ trọng tài sản có sinh lời (TSCSL/Tổng TS) 91,69 91,2
5 990,7
Tỷ trọng tín dụng (Dư nợ TD/Tổng TS) 59,71 49,8
3
60,1 5 Tỷ trọng khoản mục đầu tư (GT đầu tư/Tổng tài sản) 18,76 26,6
8 716,6
Tỷ trọng TSCĐ 0,56 0,52 0,83
về khoản mục tiền gửi tại NHNN, đây là khoản tiền để đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN và tham gia các hoạt động thanh toán với NHNN và NHTM khác. Từ năm 2017 đến 2018, giá trị khoản mục này tăng mạnh với mức tăng hơn 6000 tỷ đồng, tương đương 146,66% nhưng lại đột ngột giảm hơn 7000 tỷ đồng vào năm 2019. Việc giảm đột ngột này có thể là kết quả của việc NHNN ban hành quyết định giảm lãi suất đối với tiền gửi DTBB xuống 0,8%/năm vào nửa cuối năm 2019, khuyến khích ngân hàng dùng tiền trong dự trữ phục vụ cho hoạt động cho vay thay vì để tại NHNN để hưởng lãi suất.
Về cơ cấu tài sản, theo biểu đồ 2.5, ta có thể thấy cho vay khách hàng khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng mạnh 44,57% vào năm 2019, tỷ trọng này là hợp lý và đặc trưng của các NHTM nói chung. Theo sau đó là các khoản mục chứng khoán đầu tư và tiền gửi và cho vay các TCTD khác. Về cơ bản cơ cấu tỷ trọng này là hoàn toàn hợp lý đối với một NHTM.
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu tài sản Techcombank giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Tuy nhiên tỷ trọng chứng khoán đầu tư của Techcombank biến động khá
28,68%, sang năm 2019 khoản mục này chỉ còn 16,67% trong cơ cấu tài sản. Cho vay các TCTD khác cũng là khoản mục liên tục tăng trong cơ cấu tài sản, tăng từ 30.034 tỷ đồng năm 2017 lên 47.895 tỷ đồng năm 2019 tương đương với tăng 59,46%.
Xét về tỷ trọng tài sản có sinh lời thì Techcombank luôn cố gắng duy trì tỷ trọng này ở mức cao trên 90% nhưng có dấu hiệu giảm nhẹ từ 91,69% vào năm 2017 xuống 90,79% vào năm 2019 (bảng 2.2). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản sinh lời của Techcombank.
Bảng 2.2 Tỷ trọng tài sản có sinh lời và một số khoản mục tài sản khác của Techcombank giai đoạn 2017-2019
Quy mô thay đổi (Trđ) Tỷ trọng thay đổi (%) 2017-2018 2018-2019 2017-2018 2018-2019 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 5.025.027 (6.025.027 ) 602,5 -
Tiền gửi và vay các TCTD khác 10.758.111 24.572.707 0,77 168 Tiền gửi của khách hàng 31.318.125 30.224.386 118 114,9 Các công cụ tài chính phái sinh
và nợ phải trả tài chính khác 310.313 123.695 - 139,9
Phát hành giấy tờ có giá -5.049.937 4.192.892 0,71 133,2
Các khoản nợ khác 5.100.849 (774.814) 180,7 0,93
Vốn chủ sở hữu 24.319.669 8.664.436 197,4 117,5
Tổng nguồn vốn 50.265.935 60.978.275 118,7 119,1
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Tỷ trọng tài sản cố định của ngân hàng cũng được quản lý ở một mức thấp và ổn định thể hiện khả năng sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả của ngân hàng. Năm 2019 tỷ trọng và quy mô tài sản cố định tăng do Techcombank đầu tư thêm vào máy móc thiết bị, máy ATM, để tăng hiệu quả làm việc của nhân viên cũng như tăng chất lượng dịch vụ để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất, đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng cho các chi nhánh, hội sở để nâng cao hình ảnh cho ngân hàng.
> Phân tích khái quát nguồn vốn
Vì sự cân bằng giữa tài sản - nguồn vốn nên tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2017-2019 cũng tăng lên theo từng năm. Chỉ tính trong ba năm từ 2017 đến 2019, tổng nguồn vốn của Techcombank đã tăng hơn 110 nghìn tỷ đồng (bảng 2.3), trong đó chủ yếu đến từ tiền gửi khách hàng khi đạt ngưỡng 233 nghìn tỷ đồng cuối năm 2019, tương đương với mức tăng 114,9%.
Bảng 2.3 Quy mô và tốc độ thay đổi cơ cấu nguồn vốn của Techcombank giai đoạn 2017-2019
27,40% 33.30 % 71%
,
65,10%
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Không thể không kể đến thương vụ IPO của Techcombank năm 2018 giúp vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt qua con số 49 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt ngưỡng 35 nghìn tỷ đồng. Việc niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE đã mang về cho Techcombank hơn 900 triệu USD và góp phần không nhỏ vào tăng trưởng vốn của ngân hàng, đưa quy mô vốn của Techcombank sánh ngang với các ngân hàng quốc dân. Ngoài ra, Techcombank thực hiện giữ lại lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng chứ không chia cổ tức cho các cổ đông. Chính sách này giúp ngân hàng tăng vốn, tăng quy mô, có nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoạt động của ngân hàng, làm tăng lợi nhuận.
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu nguồn vốn của Techcombank giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Techcombank điều tiết tăng quy mô tiền gửi của khách hàng theo từng giai đoạn trong năm đồng thời tích cực thúc đẩy tăng trưởng số dư tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế trong tổng huy động. Nhờ thế ngân hàng đảm bảo được tăng trưởng quy mô tiền gửi đồng thời vẫn đảm bảo được các hệ số tài chính theo hướng tích cực. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 22,5% lên 33,3% (biểu đồ 2.7) nhờ sử dụng các chính sách mở rộng dịch vụ thanh
toán online qua Moblie banking và Internet banking, chương trình “Zero Free- Miễn phí dịch vụ”, chương trình “Hoàn tiền 1% không giới hạn”, phát triển app F@st Mobile nhằm nâng cao tính thuận tiện và trải nghiệm cho người dùng, từ đó thu hút một lượng lớn tiền gửi thanh toán từ dân cư.
Biểu đồ 2.7 Tiền gửi khách hàng phân theo kỳ hạn
Đơn vị:% 100% 80% 60% 40% 20% 0% 1,80% 22,50% 75,70% 1.60% 1.60%
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1 Tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/ Tổng dư nợ) 1,61 1,76 1,34
Chuẩn bị nguồn lực để bù đắp rủi ro
a DPRR TD/Tổng DNTD 1,19 1,52 ũ -b- Tỷ lệ xử lý nợ 38,26 44,13 55,88 Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng 2017 2018 2019 TECHCOMBANK 161 1,76 1,34 ACB 0,7 0,73 0,54 MBB 121 1,33 1,16 VPB 2,9 32 2,95 Trung bình ngành 199 1,89 -
Khoản mục Tiền gửi và vay các TCTD khác cũng tăng đáng kể trong cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Cuối năm 2019, giá trị khoản mục này đã tăng 24 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy Techcombank ngày càng
có sức hút với các NHTMCP khác và Techcombank cũng tăng việc mở rộng trong thanh toán liên ngân hàng nhằm tăng thanh khoản. Tuy vậy, sự tăng này chủ yếu đến từ việc đi vay các TCTC, các TCTD khác để bù đắp thanh khoản tạm thời cũng như phục vụ cho thanh toán. Đây là điểm ngân hàng cần lưu ý vì tính chất ổn định và chi phí đi vay cao khiến ngân hàng có thể gặp rủi ro chính vì thế nguồn vốn vay này cần được kiểm soát và không nên coi là nguồn tài trợ thưởng xuyên.