a. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Bảng 2.21 Chỉ số CAR của Techcombank và toàn ngành trong giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Tỷ trọng giữa VCP và VHĐ (VCSH/NPT) 11 18,3 18
Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ so với VCSH
(TSCĐ/VCSH) 5,98 3,39 5,45
Dư nợ cho vay/VCSH 642 3,23 3,96
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Nhìn từ bảng 2.21 có thể dễ dàng thấy được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Techcombank có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ CAR của Techcombank luôn cao hơn mức 8%, đáp ứng quy định Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các tổ chức tín dụng. Techcombank là một trong số ít các ngân hàng trong ngành luôn duy trì được tỷ lệ CAR cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động một cách an toàn.
Theo công bố trong báo cáo thường niên các năm của Techcombank, việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao mặc dù Techcombank tăng trưởng tài sản kép ở mức cao trong giai đoạn này là nhờ ngân hàng áp dụng chính sách không trả cổ tức. Nhờ đó lợi nhuận sau thuế của năm trước được giữ lại 100% để đầu tư, phục vụ cho tăng trưởng của ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng tiêu chuẩn Basel II kể từ ngày 1/7/2019.
b. Đánh giá mức độ cân đối vốn tự có
Thông thường, tỷ trọng giữa vốn cổ phần và vốn huy động ≥5% được coi là tốt. Như vậy qua bảng 2.22 có thể thấy Techcombank đã duy trì tỷ trọng này luôn lớn hơn 5% để đảm bảo quy mô vốn cổ phần được điều tiết phù hợp với vốn huy động. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu của Techcombank giảm 2,59% còn 3,39% vào năm 2018, đến năm 2019 tỷ lệ này lại tăng lên 5,45%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy Techcombank đã kiểm soát tốt hơn hiệu quả sử dụng tài sản cố định của mình.
Bảng 2.22 Chỉ số đánh giá về mức độ cân đối vốn tự có của Techcombank
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
về chỉ số dư nợ cho vay trên vốn chủ sở hữu biến động giảm mạnh vào năm 2018 rồi tăng nhẹ vào năm 2019. Nguyên nhân giảm không phải do hoạt động tín dụng của Techcombank gặp vấn đề mà do việc tăng vốn qua niêm yết trên sàn HOSE khiến vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng vọt, vượt mức tăng trưởng của dư nợ tín dụng.