Phân tích khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu 115 đánh giá hiẹu quả hoạt động của NHTM cổ phần kỹ thương việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2017 2019,khóa luận tốt nghiệp (Trang 50 - 61)

a. Khái quát các khoản thu nhập

Bảng 2.7 Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng các khoản thu nhập của Techcombank giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019

Tổng thu nhập của Techcombank tăng dần trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2018 tổng thu nhập tăng 22,7% tương đương với mức tăng 6000 tỷ đồng, sang năm 2019 mức tăng giảm đi nhưng vẫn rất khả quan với thêm 4000 tỷ đồng tăng trưởng tương đương với 13,75% (bảng 2.7). Trong đó, nguồn thu chủ yếu đến từ tăng trưởng đều đặn của lãi, chiếm trên 65% tỷ trọng thu nhập. Thu từ các hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng đáng kể về quy mô, năm 2019 doanh thu từ dịch vụ như tư vấn phát hành chứng khoán, dịch vụ hoa hồng hợp tác bảo hiểm giúp tăng tốc độ tăng trưởng từ phí, mang lại cho ngân hàng thêm 300 tỷ đồng tương đương với tăng trưởng 11,28%. Đặc biệt, trong giai đoạn này ngân hàng bắt đầu thực hiện tăng các khoản mục thu ngoài lãi đồng thời giảm tỷ trọng thu nhập từ lãi. Đây là một trong những mục tiêu cốt lõi trong chiến lược 5 năm của Techcombank đồng thời cũng là

Khái quát các khoản chi phí Tỷ trọng chi phí Tốc độ tăng 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Chi phí lãi và các chi phí tương tự 45,8 7 45,4 5 41,8 9 15,11 7,19 Chi phí hoạt động dịch vụ 3,64 3,90 6,18 24,54 84,09

Chi phí kinh doanh ngoại hối 4,36 7,48 8,72 99,11 35,60

xu thế chung của các ngân hàng thương mại ở các nước phát triển vì tính ổn định và khả năng sinh lời tốt hơn của thu nhập ngoài lãi so với thu nhập từ lãi. Kết quả, tỷ trọng doanh thu ngoài lãi năm 2019 chiếm 32.12% tổng thu nhập hoạt động.

b. Khái quát các khoản chi phí

Theo sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng được kiểm soát chậm hơn. Chi phí lãi và các khoản vay tăng trưởng do tăng huy động vốn trong 3 năm này, đây là điều hợp lý đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào trong hệ thống

Có thể thấy sự tăng trưởng mạnh trong chi phí hoạt động dịch vụ trong giai đoạn 2017-2019 (bảng 2.8) từ mức tăng 24,54% năm 2018 lên tới 84,09% năm 2019. Điều này là dễ hiểu vì chiến lược đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi, nhất là thu nhập từ dịch vụ khiến Techcombank tăng đầu tư vào chất lượng dịch vụ để cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, chi phí hoạt động, khoản mục lớn thứ hai trong cơ cấu chi phí cũng có sự tăng đột biến vào 2018-2019, nhất là năm 2018. Nguyên do Techcombank thực hiện đầu tư dài hạn vào các hệ thống nền tảng, các sáng kiến chiến lược và đầu tư vào con người trong thời gian này, qua đó tăng các chi phí liên quan đến thúc đẩy kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực đồng thời kiểm soát các chi phí khác ở mức ổn định, phù hợp với các mục tiêu dài hạn. Chi phí nguồn nhân lực chiếm hơn 50% tỷ trọng chi phí hoạt động là nguyên nhân chủ yếu của việc chi phí tăng. Ngoài ra, các chi phí về marketing, chi phí về văn phòng, tài sản, công cụ, thiết bị và khấu hao tài sản và chi phí khác cũng là nguyên nhân dẫn tới sự tăng này.

Chi phí DPRR giảm nhanh từ 19,01% ở năm 2017 xuống chỉ còn 3,57% năm 2019 cho thấy sự hiệu quả trong quản lý tín dụng của ngân hàng. Việc xem xét trích lập dự phòng một cách hợp lý giúp ngân hàng đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng một các đúng đắn hơn.

Bảng 2.8 Tỷ trọng và tốc độ tăng các khoản chi phí của Techcombank giai đoạn 2017-2019

Chi phí mua bán chứng khoán đầu tư 0,92 1,51 1,16 89,67 -10,26 Chi phí hoạt động khác 1,34 6,90 10,2 6 500,43 72,90 Chi phí hoạt động 24,1 4 325,5 727,4 22,87 25,11 Chi phí DPRR tín dụng 19,0 1 8,38 3,57 -48,81 -50,49 2017 201 8 2019

Mức độ sinh lời của hoạt động tín dụng 8,33 9,68 7,23

Chênh lệch lãi suất 2,96 2,89 3,18

1. LS đầu ra bq (TN lãi/TSCSLBQ) 6,53 6,60 6,51

2. LS đầu vào bq (CF lãi/Nguồn vốn chịu lãi bq) 3,57 3,72 3,33

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019

c. Phân tích chất lượng thu nhập

> Phân tích chất lượng thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.9 Chỉ số phân tích chất lượng tn từ hoạt động tín dụng của Techcombank giai đoạn 2017-2019

2017 2018 2019

TECHCOMBANK 833 968 7,23

ACB 837 891 9,12

MBB 7,64 861 929

VPB 10,35 10,44 11,51

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019

Mức độ sinh lời từ hoạt động tín dụng của Techcombank trong thời kỳ này có xu hướng giảm (bảng 2.9). Năm 2018 mức độ sinh lời là 9,68%, tăng 1,35% so với năm 2017, cao hơn so với MBB hay ACB nhưng sang năm 2019 tỷ lệ này chỉ

còn 7,23%, thấp nhất trong ba năm và thấp hơn cả ba ngân hàng ACB, MBB, VPB (bảng 2.10). Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của Techcombank chưa được quản lý tốt, chưa thể hiện tính cạnh tranh và phát triển tín dụng một cách bền vững. Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong hệ thống cũng như toàn nền kinh tế thì kết quả đạt được của Techcombank là một dấu hiệu đáng lo. Mặc dù đây là thời kỳ chuyển đổi phân khúc khách hàng và phát triển theo xu hướng an toàn nhưng ngân hàng xem xét để kiểm soát hiệu quả tín dụng tốt hơn. Mặt khác cũng chứng minh xu hướng phát triển thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thay vì các nghiệp vụ truyền thống.

Bảng 2.10 Mức độ sinh lời từ hoạt động tín dụng của một số ngân hàng giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank và một số NHTM 2017-2019

Theo bảng 2.9, mức chênh lệch lãi suất có xu hướng tăng, năm 2019 tăng từ 2,89% lên 3,18% do chênh lệch lớn giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào. Đây là dấu hiệu chứng tỏ ngân hàng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trên cùng một giá trị tín dụng, hoạt động quản lý lãi suất của Techcombank cải thiện theo hướng hiệu quả hơn, tận dụng được nguồn vốn từ dân cư để tăng nguồn thu từ lãi.

Xét về kỳ hạn của các khoản tín dụng, có thể thấy Techcombank đang rút ngắn kỳ hạn trung bình của các khoản vay (biểu đồ 2.9). Năm 2019, tính về số tuyệt đối, so với năm 2016 thì dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 48 nghìn tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 200%, dư nợ cho vay dài hạn tăng 53.586 tỷ đồng, đều là những mức tăng trưởng rất lớn. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung hạn lại biến động theo chiều hướng giảm dần, từ 62.486 tỷ đồng năm 2016 chỉ còn 47.443 tỷ đồng tính đến năm 2019.

2017 2018 2019

TN ngoài lãi/TSCBQ 0,85 0,94 0,84

Thu từ góp vốn mua cổ phần/ĐT

vào CK vốn 18,62 121,6 0,31

Trong giai đoạn này Techcombank tập trung vào cho vay ngắn hạn, nhất là cho vay ngắn hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp, điều này giải thích cho mức tăng trưởng 200% của dư nợ ngắn hạn. Còn nợ trung và dài hạn được ngân hàng chủ động kiểm soát tốt để theo sát lộ trình giảm dần hạn mức tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHNN về mức 40% từ năm 2019.

Đây cũng là giai đoạn Techcombank thực hiện chuyển dịch phân khúc khách hàng từ khách hàng doanh nghiệp lớn sang khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự chuyển dịch này cũng là nguyên nhân khiến dư nợ ngắn hạn tăng đột biến.

Biểu đồ 2.9 Cơ cấu tín dụng theo kì hạn giai đoạn 2016-2019

Đơn vị: %

■ Nợ ngắn hạn ■ Nợ trung hạn ■Nợ dài hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019

Xét theo đối tượng khách hàng (biểu đồ 2.10), có thể thấy sự dịch chuyển của phân khúc khách hàng. Cụ thể, khách hàng cá nhân tăng đều từ 2017 đến 2019. Nguyên nhân do thời gian này Techcombank triển khai chiến lược tập trung tín dụng ở phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy ngân hàng vẫn đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lớn bằng dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu. Năm 2018 chứng kiến một kỷ lục về hoạt động này khi Techcombank đã tư vấn phát hành thanh công 62 nghìn tỷ đồng trái phiếu cho các doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.10 Cơ cấu tín dụng theo nhóm đối tượng khách hàng

Đơn vị: %

> Phân tích thu nhập ngoài lãi

Mặc dù chiếm phần nhỏ trong cơ cấu thu nhập nhưng doanh thu ngoài lãi lại có vai trò quan trọng trong nâng tổng lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn vào bảng 2.11 dễ dàng thấy được tỷ lệ TN ngoài lãi/TSCbq có xu hướng tăng lên, nhất là vào năm 2018. Sang năm 2019 tỷ lệ này giảm nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến cơ cấu tổng thu nhập, nhất là khi nguồn lợi mà hoạt động dịch vụ mang lại lớn dần theo từng năm.

Bảng 2.11 Chỉ số phân tích thu nhập ngoài lãi Techcombank giai đoạn 2017-2019

2017 2018 2019

NIM (Thu nhập lãi thuần/Tài sản sinh lãi) 3,88% 4,12% 4,45%

Số nhân đòn bẩy (Tổng TS/VCSH) 11.61 7.9 6.51 2017 2018 2019 Techcombank 388 4,12 4,45 ACB 344 315 356 MB Bank 4,17 4356 4,9 VP Bank 8,69 8377 9,41 Trung bình ngành 300 320 -

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019

Nguồn thu từ góp vốn mua cổ phần giảm mạnh chỉ còn 0,31% vào năm 2019 do Techcombank giảm đầu tư góp vốn trong giai đoạn này sau khi thu về một khoản lớn từ việc thanh lý công ty con vào năm 2018. Xu hướng trong tương lai khoản thu > Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.12 Một số chỉ số phân tích khả năng sinh lời của Techcombank

Đơn vị:%

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019

Hệ số NIM của Techcombank có xu hướng tăng qua các năm (bảng 2.12), từ 3,88% vào năm 2017 lên 4,45% vào 2019. NIM của Techcombank tăng chủ yếu do tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản sinh lãi. Cụ thể trong thời kỳ này Techcombank có mức tăng trưởng tín dụng cao và ổn định. Trong năm 2019, tăng trưởng tín dụng đạt mức tăng 17,59% trong khi tài sản có sinh lãi giảm nhẹ 0,46%. Điều này chứng tỏ Techcombank đang quản lý tốt các tài sản Nợ- Có đồng thời kiểm soát tốt hoạt động đầu tư, cho vay để cải thiện chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm thiểu chi phí hoạt động.

Techcombank luôn giữ được hệ số này trên mức trung bình ngành. So với một số ngân hàng có cùng quy mô hoạt động thì NIM của Techcombank ở mức trung bình cao (bảng 2.13). Tuy tốc độ tăng trưởng không được mạnh mẽ như VP Bank hay MB Bank nhưng xét về mặt bằng chung thì kết quả đạt được không tồi.

Bảng 2.13 Hệ số NIM một số ngân hàng trong hệ thống

0 2017 2018 2019 ---TCB 11,61 7,9 6,51 --- ACB 17,53 16,82 14,82 --- MBB 10,45 10,91 10,81 --- VPB 10,61 9 8,79

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank và một số NHTM 2017-2019

Cũng qua số liệu bảng 2.12 có thể thấy số nhân đòn bẩy tài chính của Techcombank giảm dần qua các năm. Đòn bẩy tài chính giảm từ 11,61 vào năm

2017 xuống còn 6.51 vào năm 2019, giảm hơn 56%. Điều này cho thấy ngân hàng ít bị phụ thuộc vào nguồn tài trợ ở bên ngoài hơn. Nguyên nhân chủ yếu do mức tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn mức tăng của tổng tài sản, ngân hàng tăng mạnh VCSH nên không cần đi vay vốn bên ngoài nhiều nữa.

So với các ngân hàng cùng quy mô, Techcombank đang làm tốt trong việc tăng khả năng tự chủ tài chính của mình (biểu đồ 2.11). Các ngân hàng khác tuy đều có xu hướng giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính qua từng năm nhưng chưa ngân hàng nào làm dứt khoát như Techcombank (giảm gần một nửa tỷ lệ EM). Mặc dù việc giảm hẳn chỉ số đòn bẩy tài chính khiến ngân hàng không tận dụng ưu thế của đòn bẩy để đem về lợi nhuận nhưng nó giúp ngân hàng phát triển bền vững, giảm rủi ro thanh khoản, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

Biểu đồ 2.11 Đòn bẩy tài chính của một số ngân hàng trong hệ thống

20 18 16 14 12 10 8 6 4 2

2017 2018 2019 1 Chi phí huy động vốn

CP HĐV/Nguồn vốn HĐ 5,07 4,93 4,60

“2 CP HĐV/Tổng NV 3,24 3,14 2,83

~3 CP HĐV/TSCSLbq 3,24 3,14 2,83

Chi phí phi lãi

CP phi lãi/(TNR từ lãi+TN phi lãi) 67,34 69,33 79,02

lĩĩ Lợi nhuận trước thuế/Tổng thu nhập 46,32 56,9 57,8

Nguôn: Báo cáo tài chính Techcombank và một sô NHTM 2017-2019

> Đánh giá hiệu quả quản lý chi phí

Đối với các nhà quản trị ngân hàng thì chi phí luôn nằm trong những mối quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Do đó, quản lý chi phí là công tác không thể thiếu trong bất cứ ngân hàng nào. Chi phí của ngân hàng được chia thành chi phí huy động vốn (chi phí lãi) và chi phí phi lãi. Thông qua các hệ số đánh giá hiệu quả quản lý chi phí huy động vốn (bảng 2.14) ta thấy chi phí huy động vốn đều có xu hướng giảm do xu hướng giảm lãi suất và chính

Bảng 2.14 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí Techcombank giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019

Nhìn về chi phí phi lãi (bao gồm: tiền lương và các chi phí quản lý gián tiếp, mức dự trữ bắt buộc theo quy định, phí bảo hiểm tiền gửi) ta thấy chỉ số này tăng lên tính đến hết năm 2019. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí này của Techcombank đang gặp vấn đề, ngân hàng cần cân đối các khoản chi phí này lại nhưng chưa thể đánh giá khả năng kiểm soát chi phí của ngân hàng gặp yếu kém do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong giai đoạn này Techcombank liên tục tăng khoản mục tiền lương cho cán bộ nhân viên cũng như tăng chi phí cho các hoạt động quảng cáo, marketing, mặt khác, do quy mô tiền gửi tăng nên chi phí bảo hiểm tiền gửi vẫn còn cao.

Bên cạnh đó hệ số Lợi nhuận trước thuế/Tổng thu nhập của Techcombank luôn tăng thậm chí tăng vọt vào năm 2018 đủ để chứng minh hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng trong khi vẫn đảm bảo được hoạt động một cách trơn tru.

2017 2018 2019

Tiền và tương đương tiền Tổng lượng tiền gửi

13,22 18,29 19,96

Tiền và tương đương tiền Tổng tài sản

8,45 11,64 12,25

> Phân tích chỉ số ROE

Biểu đồ 2.12 Khả năng sinh lời trên VCSH của một số ngân hàng giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank và một số NHTM 2017-2019

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Các nhà đầu tư coi đây là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến quyết định có nên đầu tư hay không.

Nhìn vào biểu đồ 2.12 ta thấy tỷ lệ ROE của Techcombank có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017-2019. Xuất phát từ một ngân hàng có chỉ số ROE cao với 26,18%, chỉ đứng sau VPB trong nhóm ngân hàng được so sánh dưới đây. Nhưng hai năm sau đó chỉ số này liên tục sụt giảm trong khi các ngân hàng còn lại có xu hướng tăng hoặc giữ nguyên để rổi vào cuối năm 2019 hệ số ROE của Techcombank thấp nhất trong 4 ngân hàng được so sánh với chỉ 16,17%. Do ảnh hưởng của việc tăng vốn do IPO vào năm 2018 khiến tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Thực tế dù chỉ số ROE giảm nhưng lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng đều và các chỉ số khác vẫn ổn định nên sự sụt giảm ROE chưa chắc đã là một tín hiệu xấu.

Ta sẽ sử dụng phân tích ROE theo phương pháp Dupont để hiểu rõ hơn

Một phần của tài liệu 115 đánh giá hiẹu quả hoạt động của NHTM cổ phần kỹ thương việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2017 2019,khóa luận tốt nghiệp (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w