Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2016-2019
Giai đoạn 2016-2019, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới được cho là đang xuất hiện hiện tượng “bốn thấp”, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững được sự tăng trưởng của mình. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại, thuế quan tăng và tình trạng bấp bênh kéo dài do chính sách thương mại gây ra đã làm suy yếu hoạt động đầu tư và nhu cầu hàng hóa lâu bền, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp và câu chuyện Anh rời khỏi Brexit ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại trong nước và thế giới. Năm 2016, những yếu tố không thuận lợi về tình trạng thời tiết, dịch bệnh, ngập mặn ảnh hưởng lớn đến kinh tế khiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) không đạt được mục tiêu đề ra (mục tiêu tăng trưởng 6,7%). Tuy vậy, nhờ những chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của chính phủ giúp GDP hồi phục trở lại, đỉnh điểm là tăng trưởng GDP 7,08% của năm 2018. Đây là mức tăng cao nhất 11 năm qua. Sang năm 2019, GDP Việt Nam vẫn tăng 7,02%, vượt qua mục tiêu 6,6% đến 6,8% do Quốc hội đề ra. Kề từ năm 2011, đây chính là năm thứ hai liên tiếp nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 7%.
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2016- 2019
Tỷ lệ lạm phát của giai đoạn 2016-2019 nhìn chung được kiểm soát tốt. Dù đứng trước những bất lợi có thể tác động đến yếu tố lạm phát như: giá xăng dầu tăng cao và biến động phức tạp; các yếu tố chính trị, tình hình bệnh dịch, thiên tai,... thì Chính phủ Việt Nam vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc dự báo và đưa ra các biện pháp nhằm bình ổn lạm phát, góp phần ổn định tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Năm 2019 tỷ lệ lạm phát cơ bản chỉ ở mức 2,73%, thấp nhất trong bốn năm dù bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất lợi như dịch tả lợn Châu Phi làm nguồn cung thịt giảm, giá thịt cũng như các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, thay thế thịt lợn tăng cao. Tuy vậy các chỉ số vẫn trong tầm kiểm soát của Nhà nước và so với mức tăng GDP 7.02%, gấp hơn 2.5 lần sao với tỷ lệ lạm phát thì sự tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất đáng ghi nhận.
Tình hình xã hội cũng được cải thiện trong giai đoạn này. Năm 2019, cả nước có 54.7 triệu người lao động trên 15 tuổi có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp cả nước được kiểm soát ở mức 2%. Người lao động có xu hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đây là sự thay đổi theo xu thế dịch chuyển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.