a. Phân tích chất lượng tín dụng
Biểu đồ 2.8 Dư nợ khách hàng phân theo nhóm nợ
Đơn vị:% 100% 99% 98% 97% 96% 95% 94% 1,11% 0,13% 0,10% 0,93% 97,73% ■ Nợ nhóm 5 ■ Nợ nhóm 4 ■ Nợ nhóm 3 ■ Nợ nhóm 2 ■ Nợ nhóm 1 2019
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Mặc dù dư nợ tăng nhanh nhưng các khoản nợ quá hạn vẫn được Techcombank kiểm soát. Theo biểu đồ 2.8, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn tăng nhẹ 0,79% từ 96,94% lên 97,73%. Tỷ lệ nợ xấu cũng được cải thiện tích cực, năm 2019 tỷ lệ nợ xấu là 1,34%.
Bảng 2.4 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Techcombank giai đoạn 2017-2019
Đơn vị:%
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trong giai đoạn này tăng liên tục từ 0,97% lên 1,11% (biểu đồ 2.8) vào năm 2019 tương đương mức tăng 1179 tỷ đồng trong ba năm. Tuy vậy tỷ lệ xử lý nợ có cải thiện trong giai đoạn này, cụ thể, theo bảng 2.4 tỷ lệ xử lý nợ của Techcombank tăng từ 38,26% lên 55,88%. Điều này chứng tỏ công tác xử lý nợ hiệu quả hơn, Techcombank đã có những động thái tích cực trong vấn đề quản lý nợ của mình mặc dù cần chú ý công tác quản lý chất lượng tín dụng và chuẩn bị trước để đối phó với rủi ro.
Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng giai đoạn 2017-2019
Chất lượng các khoản đầu tư 2017 2018 2019
Tỷ suất đầu tư vào GTCG (Lợi tức đầu tư vào GTCG/Tổng vốn đầu tư vào GTCG
0,82 0,53 1,18
Tỷ suất đầu tư góp vốn, mua CP (Lợi tức từ ĐT GV mua CP/Tổng vốn ĐT GV mua CP)
17,62 116,9 0,29
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank và một số NHTM 2017-2019
Cơ cấu nợ năm 2017-2019 đã được cải thiện, tỷ trọng nợ xấu đáp ứng yêu cầu của NHNN và thấp hơn so với trung bình ngành nhưng vẫn còn khá cao khi so với một số ngân hàng cùng hệ thống (bảng 2.5). Về vấn đề chuẩn bị nguồn lực để đối phó với rủi ro có thể gặp phải, có thể nhận thấy Techcombank đang khá chủ phòng rủi ro cũng giảm từ 1843 tỷ đồng xuống 912 tỷ đồng năm 2019. Giảm chi phí dự phòng giúp lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng nhưng cũng là con dao hai lưỡi khiến quản lý rủi ro của ngân hàng gặp khó khăn.
b. Phân tích chất lượng các khoản đầu tư
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng các khoản đầu tư Techcombank giai đoạn 2017-2019
Khái quát các khoản thu
nhập Tỷ trọng thu nhập(%) Tốc độ tăng trưởng(%)
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự 67,13 65,66 867,8 20,02 17,59
Thu từ hoạt động dịch vụ 15,37 9,43 9,23 -24,71 11,28
Thu từ kinh doanh ngoại hối 4,23 5,87 6,41 70,08 24,30
Thu từ mua bán chứng khoán
kinh doanh 2,07 1,09 1,63 -35,15 69,33
Thu từ mua bán chứng khoán
đầu tư 2,58 2,97 2,72 40,87 4,22
Thu từ hoạt động khác 7,14 9,64 12,1
3 65,80 43,06
Thu từ góp vốn, mua cổ phần 1,48 5,34 0,01 342,85 -99,75
Tổng thu nhập 100 100 100 22,70 13,75
Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2017-2019
Mức độ sinh lời từ đầu tư GTCG biến động tăng, về tương đối tăng 0,36% từ 0,82% lên 1,18% (bảng 2.6), điều này cho thấy chất lượng đầu tư của Techcombank đang tăng so với những năm trước. Tuy vậy khi so sánh với mức độ sinh lời của hoạt động tín dụng (bảng 2.10) giai đoạn này có thể dễ dàng thấy được hoạt động đầu tư của Techcombank không đem lại nhiều lợi nhuận. Tỷ suất đầu tư thấp so với mức sinh lời của hoạt động tín dụng do trong thời gian này Techcombank tăng tỷ trọng của trái phiếu doanh nghiệp, giảm tỷ trọng trái phiếu Chính phủ trong cơ cấu đầu tư.
Techcombank có xu hướng giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phần các doanh nghiệp khác. Sau khi rút vốn khỏi Vietnam Airlines năm 2017 và thương vụ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp ở công ty con TechcomFinance cho đối tác Hàn Quốc là Công ty TNHH Thẻ Lotte vào năm 2018 thì Techcombank hầu như chỉ còn tập trung đầu tư vào các công ty con của mình. Vào năm 2018 tỷ suất đầu tư góp vốn tăng đột ngột là nhờ khoản thu từ thanh lý công ty con. Có thể thấy tỷ suất đầu tư luôn biến động khó lường, điều này phản ánh thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam và sự rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh.