Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 134 đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm nhân thọ dai ichi life việt nam (Trang 53)

2.2.2.1. Yếu tố về kinh tế

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với thị trường BHNT. Bởi khi một quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao, thì lúc đó người ta mới nghĩ đến tiết kiệm và mong muốn đảm bảo cuộc sống. Chính vì vậy, họ tìm đến các sản phẩm BHNT với hi vọng góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp các rủi ro, có một số tiền ổn định khi về già và đảm bảo việc con cái được đi học. Thực tế, các nước có nền kinh tế phát triển là những nước có ngành BHNT phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp.

Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển về nền kinh tế ổn định, vững chắc, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2016 đến 2019 luôn trên 6%.

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. “Nền kinh tế thế giới được suy thoái nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid- 19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao

nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mianma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD”

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2011-2020

(nguồn: https://www.gso.gov.vn)

Đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế thì đời sống vật chất, tinh thần của người dân thì ngày càng được nâng cao. Thu nhập tăng lên thì không chỉ sức mua đối với các sản phẩm, hàng hóa phục vụ thiết yếu tăng cao mà các sản phẩm, dịch vụ như du lịch, làm đẹp, giải trí, bảo hiểm, ... cũng tăng lên.

Mục tiêu GDP năm 2021 của Việt Nam tăng khoảng 6% và GDP bình quân tăng khoảng 6,5-7% trong giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, theo như dự báo thì tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường. Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu duy trì tốc là rất khó khăn cho các doanh nghiêp. Người lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập. Điều này sẽ ảnh hưởng với tâm lí của người dân khi quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ.

2/2/2/2. Môi trường chính phủ, luật pháp, chính trị

tư ngày càng nhiều hơn về số lượng cũng như chất lượng trong rất nhiều lĩnh vực và trong đó có ngành BHNT.

Về luật pháp, ngày 18/2/1999, nhà nước ban hành “nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm tại việt nam” đã tạo hành lang pháp lí ổn định cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh bảo hiểm. Cùng với việc tăng cường quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện, cơ hội kinh doanh và hỗ trợ cho các DNBH phát triển.

“Ngày 11/11/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 4 thông tư trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trong đó có nội dung sửa đổi về trích lập dự phòng nghiệp vụ giúp các doanh nghiệp giảm sức ép về vốn trong ngắn hạn và có khoảng thời gian phù hợp để thực hiện các phương án tài chính tổng thể, ổn định kinh doanh.”

Bên cạnh các chính sách của bộ tài chính về hoãn, giảm thuế cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng cho phép các DNBH tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo hình thức online.. .Chính vì vậy mà các DNBH thực hiện, triển khai chiến lược kinh doanh theo chỉ thị của nhà nước đồng thời qua đó có các chiến lược cạnh tranh phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

2.2.2.3. Yếu tố về dân số

Quy mô dân số của Việt Nam lớn (~97 triệu người), vẫn đang tiếp tục tăng trưởng là một trong các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành của BH Việt Nam. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số cơ cấu vàng với quy mô ngày càng lớn. Việt Nam hiện đang có dân số đông thứ 3 trong khu vực Đông Nam á, và đứng thứ 15 trên thế giới. Tuy vậy, số người tham gia BHNT tại Việt Nam mới khoảng 8.5% dân số (năm 2019) vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường BHNT Việt Nam càng rất lớn.

Quá trình đô thị hóa tiếp tục mở rộng, tỷ lệ dân số thành thị được dự báo tăng trưởng từ mức ~36% ở hiện tại lên mức ~44%. “Theo ước tính của Worldbank, tỷ lệ dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ tăng từ 13% lên 26% vào năm 2026.”

Bên cạnh đó, cùng với nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, nhận thức của người dân về BHNT ngày càng đầy đủ và sâu hơn đã tác động tích cực đến thị trường BHNT Việt Nam trong thời gian tới. Đây là lý do mà các nhà bảo hiểm đặt nhiều hy vọng vào việc kinh doanh ở thị trường Việt Nam.

2.2.2.4. Yếu tố về văn hóa, xã hội

Tác động của nền văn hoá đến đời sống tinh thần của người dân là hết sức rộng lớn. Việt Nam là một nước phương đông, lại chịu ảnh hưởng nền văn hoá Nho giáo nên người Việt Nam thường coi trọng gia đình, tôn giáo ...trong gia đình thì coi trọng tình nghĩa vợ chồng, con cái, ... truyền thống coi trọng việc học hành, cần mẫn, sống tiết kiệm, ... Đây là những nét văn hoá đặc trưng tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân thường coi trọng vấn đề duyên số, định mệnh, “sống đến đâu hay đến đó” hay “trẻ cậy cha già cậy con”, ... nên không quen lập quỹ tài chính dành cho tuổi về già, về hưu, hay phòng những rủi ro bất trắc xảy ra.

2.2.2.5. Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể trong năm 2020 tình hình lũ lụt và dịch bệnh đã diễn ra rất phức tạp và sự tổn thất, thiệt hại là rất lớn đối với người dân cũng như là tình hình kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Chính vì vậy mà các DNBH đã có những chính sách như chủ động rà soát, cắt giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng mạng lưới kênh phân phối, qua kênh bán BH qua ngânthàng, gia tăng các hình thức phân phối bảo hiểm trực tuyến, tăng cường giao dịch online với khách hàng, gia tăng các kênh thu phí trực tuyến và gia hạn thời gian đóng phí bảo hiểm trong giai đoạn mà khách hàng không thể đóng phí do giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn dịch Covid người dân cũng nhận thức tốt hơn về ý nghĩa của BHNT, vì vậy mà tầm quan trọng của BH đã được nâng lên đáng kể trong những năm qua. Người dân đã chủ động hơn trong việc tiếp cận và tham BH.

Năm

Bảo Việt Nhân thọ

Prudentail Maunulife Daiichi AIA Các

DNBH khác 2018 22,12% 15,25% 14,34% 10.55% 10,51% 27,23% 2019 24,9% 15,1% 20% 11.08% 11% 17.92% 2020 21,9% 18,6% 16,5% 11.8% 11,4% 21,9% 2.2.3. Môi trường ngành

2.2.3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, tại việt nam có 18 công ty bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động. Mặc dù tham gia vào thị trường Việt Nam muộn hơn một số công ty bảo hiểm khác, nhưng đến nay Daiichi luôn nắm vững thị trường, phát triển một cách bền vững, luôn nằm trong top 5 doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường lớn nhất tại Việt Nam. “Theo báo cáo của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho thấy, gần 80.2% thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ gốc nằm trong tay 5 ông lớn bao gồm: Prudential, Bảo Việt nhân thọ, Manulife, AIA và Daiichi.”

Thị phịn theo doanh thu phí bịo hiịm nhân thị năm 2020

■ AIA ■ Daiichi

■ Bảo Việt Nhân Thọ ■ Manulife

■ Prudential ■ DNBH khác

Biểu đồ 2.3: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2020

(nguồn: www.mof.gov.vn)

Bảo Việt Nhân Thọ là doanh thu đứng số 1 về thị phần DT phí khai thác mới (21,9% thị phần), vị trí thứ 2 thuộc về Prudentail (18,6%), tiếp đến là những cái tên quen thuộc như Manulife (15,5%), Daichi (11,8%), và AIA (11,4%)...

Nhìn vảo bảng trên, ta nhận thấy TTBH Việt Nam cạnh tranh rất khốc liệt, thị phần DNBH liên tục thay đổi thứ hạng từng năm. Bảo Việt Nhân thọ liên tục dẫntđầu trong nhiều năm liên tiếp, theo ngay sau là Maunulife và Pru. Mặc dù doanh thu toàn ngành tăng nhưng thị phần bị thu hẹp do các DNBH cạnh tranh, ai cũng muốn giữ vị trí đầu ngành.

Các đối thủ cạnh tranh Bảo Việt Nhân Thọ

“Bảo Việt Nhân thọ- Baoviet Life là công ty thành viên 100% vốn của Tập đoàn Tài chính và Bảo hiểm Bảo Việt.

Vốn điều lệ: 2.900 tỷ đồng.

Địa chỉ: Tầng 37, Keangnam Ha Noi Landmark Tower, Đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường từ năm 1996, Bảo Việt Nhân thọ đi tiên phong trong việc cung cấp, hoạch định các giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng nhằm mang lại một cuộc sống an lành và hạnh phúc.

tin nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu về tư vấn của các khách hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.”

( nguồn: www.baoviet.com.vn ) Prudential Việt Nam:

“Prudential Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của tập đoàn tài chính Prudential được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam vào tháng 11 năm 1999 với số vốn ban đầu là 14 triệu USD. Năm 2020 đánh dấu hơn 2 thập kỷ công ty BHNT Prudential Việt Nam đồng hành cùng người dân Việt Nam. Prudential Việt Nam khẳng định một năm tăng trưởng bền vững, kinh doanh hiệu quả, tiếp tục ưu tiên hành động vì sức khỏe và thịnh vượng của khách hàng cũng như đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, năm 2020, Prudential Việt Nam đạt tổng doanh thu 33.983 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 24.711 tỷ đồng, tăng 12,61% so với năm trước. Doanh thu phí mới quy năm đạt 5.579 tỷ đồng, tăng 8,71%”

Với khấu hiệu “Lắng nghe -Thấu Hiểu- Hành động.”, Prudential cam kết: “Luôn đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động, mang đến những giải pháp sáng tạo và toàn diện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sức khỏe và sự thịnh vượng, đồng thời tạo ra sự kết nối dễ dàng đến thế hệ khách hàng am hiểu công nghệ.”

Manulife Việt Nam (Manulife):

Manulife là công ty BHNT đến từ Canada với 100% vốn nước ngoài, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và hiện Manulife phát triển 11 chi nhánh tại các tỉnh thành của Việt Nam. Trong hành trình thực hiện mục tiêu lớn “trở thành công ty bảo hiểm dẫn đầu về số hóa, đặt khách hàng làm trọng tâm”, Manulife Việt Nam liên tục đưa ra những cải tiến số hóa hướng đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng như ePOS, eclaims.

Hiện nay, Manulife đang chiếm lĩnh thị trường BH, thuộc top 2 các công ty BH, là công ty BH có chất lượng sản phấm, dịch vụ tài chính tốt nhất hiện nay. “Manulife

2.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm tăng nhanh, tỉ lệ tham gia bảo hiểm của người dân Việt nam mới chỉ là khoảng 8.5% dân số, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Chẳng hạn, Malaysia có khoảng 50% dân số tham gia BHNT; Singapore 80%; Anh, Mỹ, Nhật Bản lên tới hơn 90%. Do đó, thị trường Việt nam được xem là “miếng bánh” béo bở hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài, rất có thể, trong một vài năm tới, nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ trên thế giới sẽ quyết định đầu tư và gia nhập vào thị trường việt nam.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng đã gia nhập vào thị trường bảo hiểm như ngân hàng MB, ngân hàng BIDV, ngân hàng Vietcombank, trong tương lai, có thể nhiều ngân hàng sẽ ra mắt sản phẩm bảo hiểm của riêng mình chứ không làm kênh phân phối cho các công ty bảo hiểm nữa.

Đây chính là những đối thủ tiềm ẩn mà Dai ichi cần phải có chiến lược để đối phó nhằm giữ vững vị thế trên thị trường hiện tại và phát triển hơn nữa trong tương lai.

2.2.3.3. Sản phẩm thay thế

Thị trường BHNT đang nóng lên bởi sự góp mặt các sản phẩm tiết kiệm kèm bảo hiểm của các ngân hàng, điển hình ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), ngân hàng thương mại Cổ phần kỹ thương Việt nam (TCB), ngân hàng Quân đội Việt Nam (MB) kinh doanh cả BHNT.

Hiện nay đa phần các ngân hàng đều đầu tư vốn vào một số DNBH trong nước, ký kết thoả ước với một số công ty bảo hiểm để bán chéo các sản phẩm BHNT đổng thời thu phí BH qua mạng lưới giao dịch của mình. Đây cũng là một trong những hình thức huy động vốn của ngân hàng cạnh tranh với BHNT, loại dịch vụ này đang dần chiếm lĩnh thị trường và có sự cạnh tranh mạnh mẽ với các DNBH và với DaiIchi Việt Nam.

2.2.3.4. Khách hàng - Khách hàng:

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là do khách hàng quyết định. Bởi có KH doanh nghiệp mới bán được sản

phẩm của mình. Để phát triển mạng lưới, có chỗ đứng trong thị phần các DNBH, đòi hỏi các DNBH phải có các chính sách thu hút khách hàng, hấp dẫn KH tham gia BH.

Bảo hiểm nhân thọ với lượng khách hàng tiềm năng đông nên DNBH không phải chịu sức ép từ một vài khách hàng. Mặc dù vậy, BH cũng là một ngành dịch vụ, kinh doanh loại sản phẩm vô hình, khách hàng không thể cầm tay nhìn ngắm được sản phẩm, nên khách hàng chỉ có thể đánh giá qua những mặt có thể thấy và đánh giá được như: Danh tiếng của DNBH, cách phục vụ, chăm sóc khách hang...

Ngoài khách hàng nội bộ, khách hàng của doanh nghiệp Daiichi Việt Nam bao gồm hai loại chính:

- Khách hàng là người tiêu dùng: Người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp hay chính là người tham gia BHNT. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, mức thu nhập và mức sống cũng đang ngày một tăng lên, kéo theo nhận thức của KH về BH ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Vì thế KH ngày nay có những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn cho các công ty bảo hiểm trước khi họ đi đến lựa chọn DNBH cho mình. Chính vì thế mà các DNBH cần gia tăng quyền lợi cho KH, tối thiểu hóa các thủ tục.

Khi thị trường bảo hiểm phát triển sẽ dẫn tới việc gian lận và trục lợi bảo hiểm sẽ gia tăng, hơn thế tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm hiện nay đang có chiều hướng khôn khéo và tinh vi hơn. Điều này gây áp lực không nhỏ đến công ty trong việc quản lí rủi ro, quản lí hợp đồng.

Một phần của tài liệu 134 đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm nhân thọ dai ichi life việt nam (Trang 53)