Xu hướng phát triển của logistics

Một phần của tài liệu 196 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao hàng tiết kiệm,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)

Chương 1 Cơ sở lý luận

1.2 Cơ sở lý luận về dịch vụ Logistics doanh nghiệp

1.2.4 Xu hướng phát triển của logistics

Một xu thế tất yêu cả thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới . Bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia và xu thế này.

Bởi toàn cầu hóa hay tuy có nhiều nhược điểm nhưng có một ưu điểm rất lớn là cho nền kinh tế phát triển năng động và vững chắc hơn, Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ... Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của logistics - logistics toàn cầu (Global Logistics). Vì các tập đoàn, công ty đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường ở các nước khác nhau, nên phải thiết lập hệ thống logistics toàn cầu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Các hệ thống logistics ở các khu vực khác nhau, các quốc gia khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau. Nhưng chúng có một điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như marketing, sản xuất tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối,... để đạt được mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu.

Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu thì tính cạnh tranh càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong kĩnh vực logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau.

Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ logistics là một xu hướng khá thịnh hành vì họ không chỉ đơn thuần là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như: quản lý kho hàng, bảo quản hàng trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng cách lắp ráp, kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ rục xuất nhập khẩu. thậm chí học có thể là những nhà tư vấn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.

Nền kinh tế số ngày càng phát triển, cách mạng công nghệ thông tin diễn ta sôi động khắp hành tinh, thương mại điện tử, chính phủ điện tử được khẳng định là bước phát triển tất yếu của lịch sử. Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế, giao thương toàn cầu phát triển, lưu thông hàng hóa tăng trưởng với tóc độ nhanh chóng. Và khi đó, giữa Chính phủ với người dân cần có một giao diện thống nhất cho tất cả hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến việc liên quan đến ngành thương mại cũng như cần tăng tính minh bạch, rõ ràng trong việc thông qua điện tử. Chính phủ điện tử là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu sự cố trong hoạt động cung ứng,

logistics, tăng cường hiệu quả cho thương mại điện tử và tăng khả năng cạnh tranh của từng quốc gia trong đó có Việt Nam.

Từ đó ta có thể rút ra được những xu hướng logistics sẽ phát triển trong tương lai:

Xu hướng thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử càng

ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của logistics, như: hệ thống thống thông tin quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng tần số Radio, hệ thống định vị GPS vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống logistics càng hiệu quả.

Xu hướng thứ hai, phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát

triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp logistics đẩy (Push) theo truyền thống.

Phương pháp đẩy là một phương pháp tổ chức sản xuất theo dự báo nhu cầu thị trường. Phương pháp này tạo ra hàng tồn kho và đưa hàng ra thị trường để đáp ứng nhu cầu thực tế. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, có nhiều thời gian để sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhờ phát huy tính kinh tế về quy mô và đường cong kinh nghiệm. Tạo ra khối lượng hàng tồn kho lớn, chu kỳ sản xuất dài, chi phí dự triwx cao, có những trường hợp hàng dự trữ không bán được do dự báo nhu cầu không chính xác. Phương pháp này đòi hỏi lượng vốn lưu động lớn, vòng quay chậm.

Trái vứi phương pháp đẩy, phương pháp kéo hoạch định sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, có nghĩa là nhu cầu của khách hàng kéo hàng từ sản xuất về phía thị trường. Phương pháp này còn có tên là Hoãn vì các công ty không sản xuất sản phẩm trước mà trì hoãn đến khi nhân được đơn hàng mới tiến hành tổ chức sản xuất. Phương pháp kéo có ưu điểm là giảm thiểu khối lượng và chi phí hàng tồn kho, rút ngắn chu trình sản xuất, nhờ đó giảm vốn lưu động, tăng vòng quay vốn, phản ứng nhanh và hiệu quả hơn với những thay đổi của thị trường. Nhưng thực hiện phương pháp này đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe như: phải cáo khả năng phản ứng nhanh trước những yêu cầu của thị trường, tổ chức linh hoạt, phải tổ chức và quản lý tốt hệ thống thông tin, chu trình sản xuất được quản lý chặt chẽ, khoa học, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ, thời gian giao hang...

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đẩy vòng đời sản phẩm trở nên ngắn hơn, tác động lớn đến việc hoạch định và tổ chức sản xuất. Neu như trước kia vòng đời sản phẩm kéo dài từ năm đến 10 năm thì ưu tiên số một của các tập đoàn là tiêu chuẩn hóa sản phẩm, tổ chức sản xuất theo dây chuyền, sản xuất với quy mô lớn và vận dụng đường cong kinh nghiệm, nhưng hiện nay vòng đời của sản phẩm ngăn hơn, vấn đề sống còn không còn là việc mở rộng quy mô sản xuất đến mức tối đa, mà là phải linh hoạt thay đổi quy trình sản xuất theo nhu cầu thực tế. Sự biến đổi đó dẫn đến phải áp dụng phương pháp quản lý logistics (từ cung cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị đầu vào cho đến sản xuất, lưu thông và tiêu thụ) thay vì chi tối ưu hóa trong sản xuất nhưng lại làm tăng chí trong lưu thông (do tăng tồn kho) như trước đây. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia (MNC) chuyển từ phương pháp quản lý logistics Đẩy sang Kéo.

Xu hướng thứ ba, thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên

nghiệp ngày càng phổ biến.

Nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tốc thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu quả bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ logis tíc ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Các công ty đa quốc gia có khuynh hướng sáp nhập với nhau hơn, có sức cạnh tranh hơn trên phạm vi toàn cầu. Quy mô công ty ngày càng lớn, phạm vị hoạt động ngày càng rộng, thì hoạt động logistics ngày càng phức tạp, đòi hỏi chi phí đầu tư và tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Tụ tổ chức hoạt động logistics theo kiểu khép kín trong nội bộ từng công ty đòi hỏi chi phí lớn, dẫn đến hiệu quả thấp, đặc biệt trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia chuyển từ tự tổ chức hoạt động logis tíc sang thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp. Còn đối với các công ty nhỏ và vừa thì việc sự dụng dịch vụ của các công ty logis tích logistics chuyên nghiệp là điều tất yếu.

Thực tế cho thấy việc sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logis tích đã đem lại những nguồn lợi rất to lớn cho doanh nghiệp, nhờ giảm chi phí đầu tư cho hoạt động logistics, các doanh nghiệp có thể giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó các công ty logistics chuyên nghiệp còn có thể giúp doanh nghiệp: Thâm nhập thị trường mới, tiếp cận công nghệ mới và được cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác về nguồn cung cấp cũng như thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu 196 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao hàng tiết kiệm,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w