Thương mại điện tử và sự phát triển của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu 196 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao hàng tiết kiệm,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 32)

Chương 1 Cơ sở lý luận

1.3 Thương mại điện tử và sự phát triển của thương mại điện tử

1.3.1 Khái niệm

Là một lĩnh vực mới mẻ, TMĐT được nói đến bằng nhiều tê gọi khác nhau. Mặc dù tên gọi “thương mại điện tử” (electronic commerece) được sử dụng nhiều nhất và trở thành quy ước chung, được đưa vào các văn bản quốc tế, các tên gọi khác nhau như: “thương mại trực tuyến”(online trade), “thương mại điều khiển học” (cybertrade), “kinh doanh điện tử” (electronic business) hay “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce),... cũng được được sử dụng với cùng một nội dung.

Theo tổ chức thương mại quốc tế (WTO) “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả về các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.”

Theo Liên Hiệp Quốc (UN): “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm Marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử”

về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi của các giao dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ như EDI và EFT. Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên thương mại điện tử. Nhưng cho đến năm 1995 Amazon.com và eBay.com được thành lập đánh dấu mốc phát triển thương mại điện tử thế giới.

Năm 2016 qua nhiều giai đoạn phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, doanh thu bán lẻ thương mại điện tử thông mọi thiết bị kết nối Internet đạt khoảng 1900 tỷ USD.

1.3.2 Mô hình hoạt động của Thương mại điện tử

a) Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to business: B2B)

Các giao dịch này nhằm trao đổi dữ liệu mua bán và thanh toán hàng hóa dịch vụ

với mục đích chính là nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Được chia làm 2 hình thức:

• Giao dịch bên trong doanh nghiệp: các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng bên trong nội bộ doanh nghiệp để trao đổi thư tín trong nội bộ; truyền gửi các thông tin, dữ liệu giữa các cá nhân hay các bộ phận; quản lý tài chính, nhân sự, vật tư vật liệu sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng; tổ chức các buổi họp trực tuyến giữa các thành viên và cán bộ trong công ty; tổ chức các lớp đào tạo trực tuyến; xuất bản các tài liệu công ty.

• Giao dịch bên ngoài doanh nghiệp: Thông qua Website của mình doanh nghiệp có thể tự quảng cáo bán hàng hay cung cấp dịch vụ trên mạng cho các doanh nghiệp khác. Việc giao dịch mua bán và thanh toán điện tử trên mạng sẽ giúp giảm được chi phí, thời gian nhờ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

b) Giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng (Business to Customer: B2C):

Các giao dịch chủ yếu bao gồm: tìm kiếm thông tin và hàng hóa dịch vụ trên mạng, đặt hàng qua mạng, thanh toán hàng hóa và dịch vụ thông qua hệ thống thanh toán điện tử, cung cấp cá dịch vụ trực tuyến cho khách hàng.

Giao dịch TMĐT lại này thường được hình thành xuất phát từ nhu cầu cần sự giản tiện trong quá trình tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của người tiêu dùng. Thông qua hình thức giao dịch TMĐT này, với một máy tính hay điện thoại kết nối mạng, người tiêu dùng có thể ngồi ở bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm kiếm hàng hóa, mua hàng, thanh toán và nhận hàng mà không phải đến tận nơi mua hàng. về phía doanh nghiệp, họ cũng có thể vẫn bán được hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần phải xây dựng cửa hàng thực tế cũng như phải tốn kém các chi phí khổng lồ để duy trì nó. Các thức mua bán thật đơn giản, doanh nghiệp cung cấp đầy đủ dịch vụ hoặc thông tin về hàng hóa có trong cửa hàng ảo của mình, người tiêu dùng có thể xem hàng hóa và tùy chọn dựa trên các thông tin về hàng hóa và đơn giản đã có sẵn

c) Giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ (Business to Gverment: B2G)

Là loại hình giao dịch bao gồm tất cả các giao dịch giữa các công ty và tổ chức chính phủ nhắm các mục đích như: thực hiện các chương trình mua sắm chính

phủ trực tuyến; thực hiện quản lý hành chính như đóng và theo dõi về thuế, khai báo hải quan.; thông tin về các văn bản pháp luật, chính sách quản lý của nhà nước; góp ý, kiến nghị từ phía doanh nghiệp và trả lời của các cơ quan chính phủ.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang có chiến lược xây dựng Chính Phủ điện tử (E-Govement) nhằm giảm thiểu phức tạp của các thủ tục hành chính, tăng cường sự minh bạch trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia tích cực trong việc xây dựng Chính phủ số điều này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.

d) Giao dịch giữa các chính phủ với nhau (Government to Government: G2G)

Giao dịch này chủ yếu là các giao dịch giữa các chính phủ với nhau để trao đổi thông tin trong các hoạt động mua bán, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, hỗ trợ, tài trợ,.

e) Giao dịch giữa giữa chính phủ với người tiêu dùng (Government to Customer: G2C)

Hình thức giao dịch này chủ yếu nhằm thông tin cho người tiêu dùng biết về các dịch vụ công mà các cơ quan nhà nước cung cấp cho họ như dịch vụ tư vấn, giao dục, chăm sóc sức khỏe,. cùng các phúc lợi xã hội khác. Chính phủ cũng có thể yêu cầu người dân thực hiện một số nghĩa vụ như thu thuế trực tiếp qua mạng.

f) Giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Customer to Customer: C2C)

Trong hình thức giao dịch này, một số công ty xây dựng website để thu nhận, lưu trữ, cung cấp và trao đổi các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, thị trường, tìm việc làm, kết bạn. người tiêu dùng qua việc truy cập những website đó có thể liên lạc, giao dịch trực tiếp với nhau thông qua mạng Internet như gửi mail, chat. hay qua các phương tiện thông tin khác. Những website như vậy được gọi là mạng xã hội và nó đã trở nên phổ biến, là một nhu cầu trao đổi thông tin không thể thiếu trong cuộc sống của những người dân, đặc biệt là ở các đô thị.

Một phần của tài liệu 196 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao hàng tiết kiệm,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w