Tiêu chí đánh giá việc thực hiện quản lý dịch vụ thẻ tại chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh sở giao dịch​ (Trang 36 - 40)

chuẩn, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quản lý dịch vụ thẻ ở tất cả các chi nhánh. Phải đảm bảo tất cả các chi nhánh đều đồng nhất về sản phẩm và chất lượng phục vụ thẻ cung ứng.

Trong công tác kiểm tra, giám sát sát việc quản lý dịch vụ thẻ phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên phòng quản lý thẻ thực hiện giám sát và kiểm tra lẫn nhau để công tác kiểm tra, giám sát đạt được tính công bằng minh bạch.

1.2.3 Tiêu chí đánh giá việc thực hiện quản lý dịch vụ thẻ tại chi nhánh Ngân hàng thương mại. hàng thương mại.

1.2.3.1 Tiêu chí định tính

Sự phù hợp của các kế hoạch quản lý dịch vụ thẻ tại chi nhánh NHTM.

Sự phù hợp của các kế hoạch đã lập so với tình hình thực tế, yêu cầu quản lý dịch vụ thẻ hiện hành đề ra là một trong những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá kết quả quản lý dịch vụ thẻ. Trong mỗi giai đoạn lập kế hoạch quản lý dịch vụ thẻ, ban lãnh đạo ngân hàng cũng cần phải đề ra các chính sách quản lý hợp lý, thích hợp để triển khai các kế hoạch quản lý dịch vụ thẻ đã lập để mục tiêu đề ra của công tác lập kế hoạch đạt được ở mức độ cao nhất. Các kế hoạch về quản lý thẻ đã lập được triển khai càng thành công đồng nghĩa với mục tiêu đạt được càng cao chứng tỏ các chính sách quản lý đề ra càng phù hợp với các kế hoạch đã lập. Đối với công tác quản lý thẻ mục tiêu của nó thể hiện ở số lượng sản phẩm phát hành, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, doanh thu dịch vụ thẻ và những rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ kiểm soát được. Từ những kết quả đạt được có thể đưa ra đánh giá về sự phù hợp giữa các kế hoạch quản lý thẻ đã lập so với các chính sách quản lý và từ đó đánh giá được kết quả quản lý dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại. Sự phù hợp càng cao thì kết quả quản lý dịch vụ thẻ có hiệu quả càng cao và ngược lại.

Chất lượng dịch vụ thẻ

Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ được xem là một việc làm cần thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại khi cung cấp sản phẩm dịch vụ. Từ tiêu chí này các

ngân hàng thương mại sẽ đánh giá được chính xác dịch vụ thẻ của mình có đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng hay không? Từ đó cỏ thể đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý dịch vụ thẻ. Chất lượng dịch vụ thẻ mà khách hàng đánh giá càng cao thì kết quả đạt được từ công tác quản lý thẻ càng lớn. Từ đây, dựa vào mức độ hài lòng và tin cậy của khách hàng đối với chất lượng thẻ mà các ngân hàng thương mại có thể tiếp tục đề ra những chính sách quản lý dịch vụ thẻ tối ưu hơn khắc phục các hạn chế tồn tại đồng thời đạt các mục tiêu đã đề ra. Các ngân hàng thương mại có thể đầu tư hơn nữa vào công nghệ, con người, đa dạng hóa các sản phẩm liên quan đến thẻ để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ và từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thẻ.

Mức độ đa dạng tiện ích của dịch vụ thẻ

Trong thời đại công nghệ số 4.0, việc tích hợp nhiều tiện ích trên cùng một thẻ với mức độ bảo mật cao, dễ sử dụng và ít thủ tục sẽ dẫn tới khách hàng ưa thích sử dụng hơn, chiếm ưu thế so với thẻ của các ngân hàng khác. Do đó, mức độ đa dạng tiện ích của dịch vụ thẻ chính là một yếu tố cạnh tranh cực kỳ chủ chốt trong mảng kinh doanh dịch vụ thẻ, góp phần mang lại doanh thu đáng kể. Vì vậy, để đánh giá công tác quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại thì không thể bỏ qua tiêu chí định tính này.

1.2.3.2 Tiêu chí định lượng

Quy mô (sự phát triển số lƣợng), kết quả kinh doanh thẻ

Đây là một trong những tiêu chí chung được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ Tốc độ tăng doanh số thanh toán thẻ

Doanh số thanh toán thẻ là tổng các giao dịch được thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ và số lượng tiền mặt được cung ứng tại các điểm rút tiền mặt. Doanh số cao chứng tỏ số lượng khách hàng đặt niềm tin vào dịch vụ thanh toán thẻ và tính tiện ích cũng như sự an toàn của nó từ đó hiệu quả quản lý dịch vụ thẻ cũng được đánh giá cao.

+ Số lượng thẻ phát hành và số lượng khách hàng sử dụng thẻ

Số lượng khách hàng sử dụng thẻ và số lượng thẻ phát hành không phải là một trong xu thế hiện nay, một khách hàng có thể sử dụng nhiều loại thẻ cùng lúc,

trong đó có những loại thẻ được sử dụng với tần suất nhiều hơn, với các loại thẻ này, ngân hàng sẽ có thu nhập lớn hơn. Nếu ngân hàng thu hút được lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ tại ngân hàng mình thì có thể đánh giá được hiệu quả công tác quản lý thẻ của ngân hàng cao và ngược lại.

+ Số lượng thẻ hoạt động trên tổng số lượng thẻ phát hành:

Con số thẻ được phát hành không đồng nghĩa với việc ngần ấy thẻ hoạt động. Có thể hiểu thẻ không hoạt động hay thẻ “nonactive” là những thẻ được phát hành nhưng không có giao dịch rút tiền ra và nạp tiền vào trong một thời gian dài. Vì vậy để đánh giá chính xác kết quả của công tác quản lý thẻ phải tiến hành xem xét trên số lượng thẻ hoạt động chứ không phải xem xét trên tổng số thẻ phát hành. Nếu số lượng thẻ hoạt động của ngân hàng thương mại lớn thì có thể đánh giá hiệu quả quản lý thẻ của ngân hàng cao do thu hút được nhiều khách hàng và ngược lại.

+ Thị phần dịch vụ thẻ của ngân hàng

Thị phần dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng là một trong những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá công tác quản lý dịch vụ thẻ, nó được thể hiện như sau:

Thị phần dịch vụ thẻ phát triển tương ứng các yếu tố liên quan tăng theo, cụ thể là các yếu tố về doanh số kinh doanh thẻ, lợi nhuận kinh doanh thẻ, số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ thẻ, số lượng thẻ phát hành và số lượng thẻ sử dụng…, ngược lại nếu thị phần dịch vụ thẻ giảm sút thì tương ứng các yếu tố này cũng giảm theo.

Mà theo phân tích ở trên các yếu tố về doanh số dịch vụ thẻ, số lượng khách hàng, số lượng thẻ phát hành… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý dịch vụ thẻ. Chính vì vậy, thị phần của dịch vụ là tiêu chí cần thiết để đánh giá hiệu quả công tác quản lý dịch vụ thẻ.

+ Doanh thu và tỷ trọng doanh thu dịch vụ thẻ:

Ngoài doanh thu của ngân hàng là chỉ tiêu phản ánh về kết quả chung, về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì tỷ trọng doanh thu dịch vụ thẻ lại là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp, tính hiệu quả của mảng kinh doanh dịch vụ thẻ trong ngân

hàng đó, đánh giá được có phải dịch vụ thẻ là mảng kinh doanh chính, được tập trung đầu tư hơn hay không, từ đó đưa ra xét đoán về mức độ hoàn thiện, phát triển dịch vụ thẻ tại từng ngân hàng.

Biến động số dư tiền gửi trên tài khoản cúa khách hàng

Hiện nay, các ngân hàng thường xuyên đặt tiêu chí cho nhân viên về mở thẻ ngân hàng cho khách hàng, đặc biệt chú tâm tới các công ty sản xuất với số lượng nhân công lớn, được trả lương qua ngân hàng hay liên kết với các trường đại học, mở thẻ cho sinh viên để nạp học phí. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ mở cho đủ chỉ tiêu hàng tháng, dẫn tới người dùng chỉ mở cho có lệ, vì miễn phí nhưng ít khi dùng hoặc hầu như không dùng thẻ đó, ít có giao dịch và biến động số dư. Và lúc đó số lượng thẻ có thể nhiều nhưng chất lượng từ dịch vụ kinh doanh thẻ lại ở mức thấp, tốn nhiều phí cho ngân hàng.

Và mức độ biến động số dư hàng tháng là một tiêu chí đánh giá việc khách hàng có quan tâm, ưu tiên sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng mình hơn ngân hàng đối thủ hay không. Điển hình hiện nay là ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam với dịch vụ chuyển tiền 24/7 miễn phí, dẫn tới số lượng người dùng tăng và đóng góp rất lớn trong sự thành công của ngân hàng TCB trong những năm gần đây, với sự phát triển và doanh thu, kết quả kinh doanh vượt bậc trong bảng xếp hạng.

Tỷ suất lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ thẻ

Tỷ suất lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ thẻ được tính bằng doanh thu trừ chi phí của dịch vụ thẻ, sau đó đem chia cho doanh thu dịch vụ thẻ. Tỷ suất này cao chứng tỏ quản lý dịch vụ thẻ đang tốt, thẻ đúng đối tượng cần dùng, thị trường mục tiêu là chính xác, chất lượng thay vì số lượng ồ ạt. Ngược lại, nếu tỷ suất này thấp thì đồng nghĩa với việc kinh doanh thẻ kém hiệu quả, số thẻ mở được nhiều nhưng tiền thu từ dịch vụ thẻ thấp, thẻ mở nhưng khách hàng không sử dụng trong khi ngân hàng vẫn mất chi phí để quản lý thẻ,…

Sự thay đổi lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ thẻ

Một trong những tiêu chí cần nhắc đến đó là sự thay đổi lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ thẻ, đó là tổng lợi nhuận của ngân hàng trước và sau khi có kinh

doanh dịch vụ thẻ, hoặc lợi nhuận từ mảng dịch vụ thẻ giữa năm nay với năm trước, với kế hoạch đầu năm đặt ra.

Sự thay đổi lợi nhuận này cần được đặt trong tương quan với bối cảnh kinh tế, bối cảnh về luật định chung của ngân hàng hiện tại và tương quan với mức thay đổi lợi nhuận của các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh sở giao dịch​ (Trang 36 - 40)