Hoàn thiện nghiệp vụ nhận diện, đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 102 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện nghiệp vụ nhận diện, đo lường rủi ro

Để có thể tiến hành phân loại nợ bằng phương pháp định tính theo điều 7 QĐ 493, công tác dự báo tình hình khách hàng cần được chú trọng. Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, ngân hàng phải nắm bắt kịp thời các dấu hiệu có liên quan để nhận định tình trạng của khách hàng, từ đó hỗ trợ cho công tác phân loại nợ đạt kết quả chính xác.

Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.

- Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định: chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo từng ngành nghề cụ thể; bố trí cán bộ thẩm định có đủ trình độ, chuyên môn và trách nhiệm; bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan,đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp về công tác thẩm định.

- Hoàn thiện nội dung trong khâu thẩm định: Khi thẩm định khách hàng vay, ngoài thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng, CV QHKH cần phải quan tâm đến các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát…

- Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng: thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn; lưu trữ thông tin một cách khoa học, thuận lợi cho việc tìm kiếm; tăng cường trao đổi thông tin về khách hàng với các NHTM. Một yêu cầu quan trọng là việc thu thập thông tin khách hàng cần phải được thực hiện nghiêm túc, chính xác, trong đó chú trọng nhất là khâu kiểm tra thông tin, Chi nhánh cần thực hiện sự liên kết với các cơ quan chính quyền địa phương, các sở ban ngành trong tỉnh để tạo một kênh trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác.

- Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá, nhận diện, đo lường rủi ro: Căn cứ trên các tiêu chí do Hội sở đề ra, Chi nhánh cần có các kiến nghị dựa trên tình hình, kinh nghiệm thực tế của ngân hàng trong những năm qua để đề xuất các chỉ tiêu sát với điều kiện của Chi nhánh, sau đó kiến nghị với Hôi sở về việc cho phép áp dụng trong thời gian từ 1-3 tháng, cuối cùng tiến hành đánh giá hiệu quả các chỉ tiêu mới trước khi áp dụng trong thực tế hoạt động của Chi nhánh. Dưới đây, tác giả có thể

* Thứ nhất, về nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

Nhóm dấu hiệu này là nhóm dấu hiệu giúp cảnh báo sớm nhất những bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khách hàng doanh nghiệp thường xuyên trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kỳ hay đột xuất tình hình sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Khách hàng nộp nhập báo cáo tài chính, hoãn gửi báo cáo tài chính hoặc gửi báo cáo tài chính không có sự thuyết phục

- Đề nghị gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần không rõ lý do chính đáng. - Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn.

- Thanh toán nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.

- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt nhu cầu dự kiến. - Sử dụng tài trợ ngắn hạn cho hoạt động trung dài hạn.

- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ giá cao với mọi điều kiện.

* Nhóm yếu tố liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm:

- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

- Nhưng thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng, cụ thể như: sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ/vốn sụt giảm liên tục; hàng hóa tồn kho có sự gia tăng bất thường, tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.

- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẩn trong bộ máy quản trị và điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

- hó khăn trong quản lý phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương

án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)