Kết quả cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 48 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Kết quả cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương

Để đánh giá kết quả cho vay DN tại Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên, tác giả đánh giá dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay và theo tài sản đảm bảo.

3.1.4.1. Dư nợ cho vay DN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên theo thời hạn

Cho vay ngắn hạn là sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các DN, thời hạn cho vay dưới 1 năm. Cho vay trung hạn thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm, cho vay dài hạn là khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Cho vay trung và dài hạn là khoản vay để đầu tư hình thành vốn cố định của khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất.

Bảng 3.1: Dƣ nợ cho vay DN theo thời hạn vay vốn

ĐVT: triệu đồng I. Tổng dƣ nợ cho vay DN lớn 1.928.253 65,1% 2.000.205 62,2% 2.091.293 62,0% 1.Dư nợ ngắn hạn 1.259.149 65,3% 1.246.128 62,3% 1.263.141 60,4% 2.Dư nợ trung dài hạn 669.104 34,7% 754.077 37,7% 828.152 39,6%

II.Tổng dƣ nợ cho vay

DNVVN 1.034.523 34,9% 1.215.267 37,8% 1.281.452 38,0%

1.Dư nợ ngắn hạn 791.934 76,60% 937.620 77.2% 978.826 76.4%

2.Dư nợ trung dài hạn 845.315 23,40% 277.647 22,80% 302.626 23.6%

Tổng dƣ nợ cho vay DN 2.962.776 100,0% 3.215.472 100,0% 3.372.745 100,0%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên

Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy trong những năm qua ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp lớn.Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên chiếm khoảng trên 60% qua các năm. Năm 2012, tổng cho vay doanh nghiệp lớn của Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên chiếm 1.928.253 triệu đồng tương đương với tỷ lệ là 65,1%. Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh

triệu đồng và tăng nhẹ vào năm 2014 với tổng dư nợ là 2.091.293 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng là 62% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên.

Trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên được chia thành hai nhóm gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn.Dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 60% qua các năm. Năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đối với khách hàng doanh nghiệp lớn là 1.259.149 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng là 65,3%. Sang năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 1.246.128 triệu đồng tương ứng với 62,4% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng nghiệp lớn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên và tỷ trọng này giảm xuống còn 60,3% vào năm 2014. Dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đối với cho vay DN lớn chiếm tỷ lệ thấp hơn dư nợ cho vay ngắn hạn.Tuy nhiên, dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2012, tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn là 669.104 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 34,7% và tăng lên đến 754.077 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 37,7 % và tăng lên đến 828.152 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 39,6%.

Có thể nói, trong những năm qua ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đẩy mạnh cho vay DN lớn trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.Các khoản cho vay ngắn hạn của Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên chủ yếu là cho vay tập trung vào tài trợ các khoản vốn lưu động cho doanh nghiệp lớn.Các khoản cho vay trung và dài hạn chủ yếu là cho vay đồng tài trợ và cho vay dự án.

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn là 791.934 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76.6% trong tổng số 1.034.523 triệu đồng, dư nợ cho vay trung hạn dài hạn là 845.315 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23.4% trong tổng số 1.034.523 triệu đồng. Năm

2013, dư nợ cho vay ngắn hạn là 937.620 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77.2% trong tổng số 1.215.267 triệu đồng, dư nợ cho vay trung dài hạn là 277.647 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22.8% trong tổng số 1.215.267 triệu đồng. Năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn là 978.826 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,4% trong tổng số 1.281.452 triệu đồng, dư nợ cho vay trung dài hạn là 302.626 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,6% trong tổng số 1.281.452 triệu đồng. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong các năm 2013 và 2014 luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay đối với dư nợ cho vay trung dài hạn. Cụ thể, năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 77,2%, trong khi dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 22,8%. Sang năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 76,4%, trong khi đó dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 23,6%.

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn không chỉ với DN lớn mà với cả DN vừa và nhỏ. Hình thức cho vay chủ yếu là cho vay theo hạn mức và cho vay từng lần, vòng quay vốn nhanh, đảm bảo kiểm soát rủi ro tốt hơn. Mặt khác, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh, khoản tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn: chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng, do đó, định hướng tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là hợp lý, đem lại sự ổn định trong việc cân đối vốn. Tính chất của cho vay trung và dài hạn là thời hạn vay kéo dài, vòng quay vốn chậm, lãi suất cho vay thấp, rủi ro cao.

3.1.4.2. Dư nợ cho vay DN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên theo tài sản đảm bảo

Cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức tín dụng trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố tài sản có tính thanh khoản cao, bất động sản, nhà cửa, máy móc, thiết bị,… hay thông qua sự bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo là việc cấp tín dụng không cần tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh mà dựa trên cơ sở uy tín của khách hàng.Trong những năm qua ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên áp dụng cho vay DN đối với cả hai hình thức cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Bảng số liệu 3.2 dưới đây cho thấy cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên trong những năm qua:

Cơ cấu dƣ nợ theo TSĐB

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ cho vay có

tài sản đảm bảo 2.583.541 87,20% 2.762.090 85,90% 2.806.124 83,20% Dư nợ cho vay

không có tài sản đảm bảo

379.235 12,80% 453.382 14,10% 566.621 16,80%

Cộng 2.962.776 100% 3.215.472 100% 3.372.745 100%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên

Qua bảng dữ liệu cho thấy, dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao gấp nhiều lần so với dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm.

Năm 2012, dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo là 2.583.541triệu đồng chiếm tỷ trọng 87.2% trên tổng nguồn cho vay, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo là 379.235triệu đồng chiếm tỷ trọng 12.8% trên tổng nguồn cho vay. Năm 2013, dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo là 2.762.090triệu đồng chiếm tỷ trọng 85.9% trên tổng nguồn cho vay, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo là 453.382 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14.1% trên tổng nguồn cho vay. Năm 2014, dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo là 2.806.124 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83.2% trên tổng nguồn cho vay, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo là 566.621 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16.8% trên tổng nguồn cho vay. Điều đó cho thấy, tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo hay theo hình thức tín chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tăng dần theo các năm. Tuy nhiên, cho vay không có tài sản đảm bảo tiềm ẩn rủi ro cao, trước khi cho vay đòi hỏi ngân hàng phải xem xét, đánh giá, phân tích kĩ lưỡng, đánh giá khách hàng dựa vào hàng loạt chỉ tiêu như mức vốn, lợi nhuận hàng năm, thế mạnh của sản phẩm trên thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, trình độ quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thu hồi vốn, đảm bảo tính thanh khoản đối với khoản vay của khách hàng.

Như vậy, với định hướng tín dụng rõ ràng, kế hoạch kinh doanh được xây dựng phù hợp với đặc thù địa bàn, tập trung vào các lĩnh vực an toàn, hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng đi kèm với kiểm soát rủi ro, cùng những điều kiện thuận lợi, hoạt

động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đã tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh thế mạnh về việc cho vay đối với phân khúc khách hàng DN lớn, tổng công ty, tập đoàn Nhà nước, VietinBank chi nhánh Thái Nguyên cũng đang chú trọng đẩy mạnh tăng trưởng quy mô tín dụng đối với phân khúc khách hàng DN, khách hàng cá nhân. Trong thời gian tới, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tiền gửi, nâng cao tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, hướng tới mục tiêu giảm chi phí vốn, đảm bảo nhu cầu vay vốn của DN (đặc biệt nhu cầu về vay vốn lưu động) trên cơ sở đảm bảo tính bền vững, phù hợp với tăng trưởng dư nợ cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)