Nợ quá hạn đối với DN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 53 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nợ quá hạn đối với DN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt

mạnh tăng trưởng tiền gửi, nâng cao tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, hướng tới mục tiêu giảm chi phí vốn, đảm bảo nhu cầu vay vốn của DN (đặc biệt nhu cầu về vay vốn lưu động) trên cơ sở đảm bảo tính bền vững, phù hợp với tăng trưởng dư nợ cho vay.

3.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng đối với cho vay DN tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên

Để đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên tác giả đánh giá thông qua nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng tại ngân hàng: Nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ mất vốn, các khoản trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014. Dưới đây, tác giả sẽ đi vào từng nội dung cụ thể của nhóm chỉ tiêu này:

3.2.1. Nợ quá hạn đối với DN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên

Rủi ro tín dụng đối với cho vay các DN tại ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên nói riêng được phản ánh qua tỷ lệ dư nợ quá hạn và tỷ lệ dự nợ khách hàng quá hạn. Hai chỉ tiêu này phản ảnh trực tiếp rủi ro tín dụng cho vay tại ngân hàng, nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng tiềm ẩn rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại. Tại ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên, kết quả của hai chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với cho vay DN được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Nợ quá hạn đối với cho vay DN tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên

ĐVT: Triệu đồng

1. Tổng dư nợ quá hạn (dư nợ nhóm 2,3,4,5) Triệu đồng 56.885 70.097 75.549 2. Tổng dư nợ Triệu đồng 2.962.776 3.215.472 3.372.745 3. Tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 1,92% 2,18% 2,24% 4. Số khách hàng dư nợ quá hạn Khách hàng 22 27 34 5. Tổng số khách hàng DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng Khách hàng 605 724 887 6. Tỷ lệ khách hàng dư nợ quá hạn trên tổng khách hàng % 3,62% 3,74% 3,83%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên

Qua bảng số liệu cho thấy cả hai chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng dư nợ quá hạn tại ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đều có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm. Như đã nói ở trên với tốc độ tăng lên như vậy phán ảnh chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng thấp và rủi ro tín dụng tiềm ẩn ngày càng cao.

Xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với cho vay KHDN của ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên nhận thấy: năm 2012 tỷ lệ này là 1,92%, năm 2013 tỷ lệ dư nợ quá hạn của chi nhánh là 2,18% và năm 2014 chi nhánh có tỷ lệ dư nợ qúa hạn là 2,24%. Tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng lên qua các năm là do nguyên nhân tổng dư nợ của chi nhánh tăng quá 3 năm, với việc tăng nhanh của tổng dư nợ thì nợ quá hạn tăng lên là điều hiển nhiên và từ đó kéo theo tỷ lệ dư nợ quá hạn tăng. Qua 3 năm ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đã làm rất tốt công tác mở rộng quy mô tín dụng để thu lợi nhuận song chi nhánh còn chưa chú trọng đến chất lượng tín dụng khiến cho rủi ro tín dụng ngày càng tăng cao. Trong kinh doanh ngành ngân hàng nói chung và tại chi nhánh ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam nói riêng tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn (khả năng hoàn trả của người vay) là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dung. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hẹn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng quan trọng nhất của chi nhánh. Với tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên không ngừng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh

Thái Nguyên qua các năm đã đặt ra yêu cầu trước mặt cho đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh là cần khắt khe, nghiêm túc hơn nữa trong công tác đánh giá tín dụng vì lợi ích phát triển lâu dài của chi nhánh và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng gặp phải. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các rủi ro trong kinh doanh của các DN là khách quan và đối với các DN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng vậy, đây là những rủi ro rất khó kiểm soát do đó tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên là điều tất yếu song nếu chi nhánh không tìm được các biện pháp để sớm khắc phục tình trạng này thì chi nhánh sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì chi nhánh có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và từ đó giảm thu nhập của chi nhánh.

Xét chỉ tiêu tỷ lệ khách hàng dư nợ quá hạn trên tổng số khách hàng: chỉ tiêu này của chi nhánh cũng tăng dần qua các năm cụ thể: năm 2012 tỷ lệ khách hàng dư nợ quá hạn của chi nhánh là 3,62%, năm 2013 là 3,74% và năm 2014 chi nhánh có tỷ lệ khách hàng dư nợ quá hạn là 3,83%. Chỉ tiêu này tăng lên do trong nhữngnăm gần đây tổng số khách hàng là các DN được tiếp cận với nguồn vốn vay của chi nhánh tăng lên từ đó dẫn đến số khách hàng có dư nợ quá hạn tăng kéo theo tỷ lệ khách hàng dư nợ quá hạn tăng. Việc gia tăng số lượng khách hàng là DN đang là xu hướng chung của các chi nhánh ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam và ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên cũng vậy. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ của chi nhánh mới chỉ quan tâm đến công tác khai thác tối đa số lượng các DN đóng trên địa bàn tỉnh mà chưa quan tâm đến tình hình hoạt động của các DN này để nắm bắt khả năng thanh toán lãi vay và nợ gốc của khách hàng khi đến hạn.Từ đó dẫn đến các DN không thanh toán được nợ quá hạn tăng lên qua các năm, qua đây cho thấy công tác đánh giá tín dụng của chi nhánh còn nhiều bất cập, chi nhánh còn đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao, cán bộ tín dụng quá dễ dãi trong công tác đánh giá cấp tín dụng cho khách hàng làm cho rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng lên làm giảm chất lượng tín dụng và giảm uy tín của chi nhánh kéo theo lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh giảm.

Thái Nguyên chính là cán bộ tín dụng phải nâng cao công tác đánh giá tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng quá hạn để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)