Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Nhân tố chủ quan

1.4.1.1. Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của một ngân hàng được thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, thị phần, mạng lưới chi nhánh,...

Một ngân hàng có năng lực tài chính được thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, thị phần, mạng lưới chi nhánh,... Nếu ngân hàng có năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh mạnh có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động mang tính sinh lời cao trong đó có cho vay khách hàng DN.

Do đó, đây là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả của công tác quản lý rủi ro cho vay của một ngân hàng, đặc biệt là khâu kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay.

1.4.1.2. Chất lượng thẩm định và quy trình cho vay

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào việc ngân hàng có đề xuất và thực thi một chính sách cho vay và quy trình cho vay chặt chẽ, hợp lý hay không.

Mọi bất hợp lý trong chính sách cho vay và quy trình cho vay đều có thể dẫn tới những tổn thất cho ngân hàng và gây khó khăn cho công tác quản lý rủi ro cho vay của ngân hàng.

Hoạt động quản lý rủi ro cho vay khách hàng DN được cụ thể hóa thông qua chính sách cho vay và quy trình cho vay của ngân hàng.

1.4.1.3. Tính đồng bộ thực thi các quy định, khả năng liên kết giữa các phòng ban và tổ chức kiểm soát nội bộ

Các chính sách và quy định của ngân hàng trong cho vay khách hàng DN phải được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán, tránh sự chồng chéo giữa các cấp và giữa các bộ phận.

Giữa hội sở chính và các chi nhánh, cũng như giữa các phòng ban phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau.Từ đó tạo điều kiện cho các nguồn thông tin được tập trung và tạo hiệu quả hoạt động cao nhất cho hoạt động cho vay khách hàng DN cũng như toàn hệ thống.

Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản lý ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro cho vay khách hàng DN nói riêng. Nó quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ hệ thống ngân hàng.

Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được tổ chức một cách hệ thống và có phân cấp phân quyền giữa bộ phận quản lý và bộ phận điều hành, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động.

1.4.1.4. Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng các cấp của ngân hàng

Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng các cấp là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả công tác quản lý rủi ro cho vay của ngân hàng, bởi mọi chính sách và việc thực thi các chính sách đó điều phải thông qua cán bộ ngân hàng các cấp.

Để công tác quản lý rủi ro cho vay khách hàng DN đạt hiệu quả cao đặt ra yêu cầu cao về trình độ của các cấp cán bộ ngân hàng:

- Đối với lãnh đạo cấp cao cần phải có khả năng quản lý, khả năng tổ chức và phân cấp hoạt động, khả năng tổng hợp, phân tích để có thể hệ thống các thông tin về mọi hoạt động của hệ thống. Từ đó đặt ra chiến lược phát triển, đưa ra và tổ chức thực hiện các chính sách đó.

- Đối với cán bộ ngân hàng trực tiếp quản lý hoạt động cho vay khách hàng DN cần có khả năng tổ chức hoạt động, khả năng điều hành, khả năng nhận biết, đánh giá các rủi ro trong hoạt động.

- Đối với nhân viên ngân hàng và đặc biệt là cán bộ cho vay ngân hàng cần phải có khả năng đánh giá các rủi ro liên quan tới từng đối tượng khách hàng.

Cán bộ ngân hàng luôn phải đề cao đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu, nếu điều này bị vi phạm gây nên rủi ro tác nghiệp và những hậu quả to lớn đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)